Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Đắk Lắk: Gỗ vô chủ liên tiếp bị phát hiện tại xã Cư San huyện M'đrắk

(Dân sinh) - Qua bốn ngày lực lượng chức năng đã phát hiện 3 vụ tập kết gỗ trái phép tại xã Cư San, huyện M'đrắk tỉnh Đắk Lắk

Vào sáng ngày 12/10, Lãnh đạo Công an huyện M'đrắk tỉnh Đắk Lắk cho biết, vừa phát hiện thêm một bãi tập kết gỗ trái phép, nâng tổng số lên 3 vụ chỉ trong 1 tuần, mới nhất phát hiện vào ngày 10/11, hai vụ còn lại xảy ra vào 6/10.

Thời gian trước đó, Công an huyện nhận được nguồn tin báo về việc tập kết lâm sản tại địa phận thôn 11, xã Cư San, huyện M'đrắk, tỉnh Đắk Lắk, nên phối hợp Công an xã Cư San kiểm tra, phát hiện có nhiều hộp gỗ được xẻ sẵn tập kết gần bờ suối. Lực lượng công an đã tiến hành lập biên bản và kiểm đếm được 35 hộp gỗ/3,002m3, chủng loại gỗ thông thường.

Tại thời điểm lập biên bản, phát hiện không có chủ sở hữu số gỗ trên. Công an huyện M'đrắk đã đưa số gỗ trên về trụ sở công an để thiết lập hồ sơ, xác minh, điều tra, xử lý.

Đắk Lắk: Gỗ vô chủ liên tiếp bị phát hiện tại xã Cư San huyện M'đrắk - Ảnh 1.

Gỗ vô chủ được đưa về cơ quan để xử lý

Đội Kiểm lâm cơ động và Phòng cháy và chữa cháy rừng số 2 tăng cường lực lượng, phối hợp hạt kiểm lâm các huyện, chủ rừng kiểm tra, ngăn chặn các hành vi vi phạm Luật lâm nghiệp, xử lý các đường dây buôn bán, vận chuyển lâm sản trên các tuyến đường, địa bàn trọng điểm như: huyện M'đrắk, Ea Kar, Krông Bông vùng giáp ranh với tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa.

Sau khi vụ việc xảy ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk yêu cầu Hạt Kiểm lâm huyện M'đrắk, Đội Kiểm lâm cơ động và Phòng cháy và chữa cháy rừng số 2, tăng cường trách nhiệm quản lý, đôn đốc, bám sát cơ sở của người đứng đầu đơn vị trong việc chỉ đạo đơn vị thực hiện nhiệm vụ được giao và trách nhiệm nếu để xảy ra việc khai thác, mua bán, vận chuyển, tàng trữ lâm sản trái pháp luật trên địa bàn quản lý.

Hạt Kiểm lâm huyện phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an trong việc điều tra, xác minh, xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật, Tổ chức tuần tra, kiểm tra để ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng, thường xuyên giám sát, quản lý nguồn gốc lâm sản tại các cơ sở mua bán, kinh doanh chế biên lâm sản trên địa bàn quản lý, đồng thời tham mưu UBND huyện M'Đrắk xây dựng phương án để ngăn chặn các điểm nóng thuộc tuyến đường các xã Cư Króa, Ea M'lây, Cư San.

Điều đáng quan tâm ở nơi đây đã được nhiều cơ quan liên quan vào cuộc, nhưng rừng nơi đây vẫn bị xâm hại.

Đắk Lắk: Gỗ vô chủ liên tiếp bị phát hiện tại xã Cư San huyện M'đrắk - Ảnh 2.

Rừng biến mất chỉ còn lại những đồi như thế này tại huyện MĐrắk tỉnh Đắk Lắk

Theo quy định tại Điều 243, Bộ luật hình sự năm 2015 về Tội hủy hoại rừng như sau: "1. Người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a/ Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ trên 30.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2)

b/ Rừng sản xuất có diện tích từ trên 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2)

c/ Rừng phòng hộ có diện tích từ trên 3.000 mét vuông (m2) đến dưới 7.000 mét vuông (m2)

d/ Rừng đặc dụng có diện tích từ trên 1.000 mét vuông (m2) đến dưới 3.000 mét vuông (m2)

đ/ Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ trên 30.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên; từ trên 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích rừng bị đốt, bị phá hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng không tập trung mà phân tán, rải rác trong cùng một tiểu khu hoặc nhiều tiểu khu.

e/ Diện tích rừng hoặc giá trị lâm sản, thực vật dưới mức quy định tại một trong các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a Có tổ chức.

b/ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức.

c/ Tái phạm nguy hiểm.

d/ Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng có diện tích từ 50.000 mét vuông (m2) đến dưới 100.000 mét vuông (m2).

đ/ Rừng sản xuất có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2).

e/ Rừng phòng hộ có diện tích từ 7.000 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2).

g/ Rừng đặc dụng có diện tích từ 3.000 mét vuông (m2) đến dưới 5.000 mét vuông (m2).

h/ Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 60.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên; từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích rừng bị đốt, bị phá hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng không tập trung mà phân tán, rải rác trong cùng một tiểu khu hoặc nhiều tiểu khu.

i/ Thực vật thuộc loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loại thực vật khác thuộc Nhóm IA trị giá từ trên 60.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; thực vật thuộc Nhóm IIA trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a/ Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng có diện tích 100.000 mét vuông (m2) trở lên;

b/ Rừng sản xuất có diện tích 50.000 mét vuông (m2) trở lên; c) Rừng phòng hộ có diện tích 10.000 mét vuông (m2) trở lên; d) Rừng đặc dụng có diện tích 5.000 mét vuông (m2) trở lên.