Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Đắk Lắk: Tín dụng chính sách góp phần vào sự phát triển an sinh xã hội

Thông qua các chương trình tín dụng ưu đãi từ NHCSXH đã giúp nhiều hộ gia đình được thoát nghèo, hỗ trợ các hộ đồng bào dân tộc thiểu số có đất sản xuất, đất ở, các em học sinh, sinh viên có tiền đóng học phí để tiếp tục được đi học. Nhiều nông dân đã được hỗ trợ đi xuất khẩu lao động, tìm kiếm việc làm. nhiều hộ gia đình có nước sạch để sinh hoạt. Cuộc sống tinh thần, vật chất của hộ nghèo, các đối tượng chính sách ngày càng tốt hơn nhờ nguồn vốn này, dù chưa nhiều nhưng cũng góp phần vào sự phát triển an sinh xã hội.

Có thể nói tín dụng chính sách đã làm thay đổi căn bản nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số từ mặc cảm, tự ti, sợ vay, không dám vay nay đã mạnh dạn vay vốn và tập sự làm ăn có hiệu quả. Giúp cho đồng bào dân tộc thiểu số dần nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm bệnh tật, thất học và các tệ nạn xã hội. Đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận nguồn vốn của Chính phủ để làm ăn, tạo việc làm, từng bước nâng cao trình độ quản lý sản xuất, kinh doanh cũng như trình độ quản lý vốn để dần vươn lên thoát nghèo, làm giàu, góp phần ngăn chặn tệ nạn tín dụng đen ở vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số.

Những cây cao su trồng trước đó đang vào mùa thu hoạch của gia đình chị Thủy

Những cây cao su trồng trước đó đang vào mùa thu hoạch của gia đình chị Thủy

Đến nay, Chi nhánh NHCSXH tỉnh đang quản lý 15 Chương trình tín dụng chính sách xã hội theo chỉ định của Chính phủ, tổng dư nợ đạt 5.863 tỷ đồng, với gần 160 ngàn khách hàng đang còn dư nợ. Có trên 70 ngàn khách hàng là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đang thụ hưởng hầu hết các chương trình tín dụng với tổng dư nợ đạt 2.147 tỷ đồng, chiếm 36,6%/tổng dư nợ của toàn chi nhánh, dư nợ bình quân một hộ DTTS đạt 31 triệu đồng.    

Riêng các chương trình cho vay dành riêng cho đồng bào DTTS theo các Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg và Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg; Quyết định số 755/QĐ-TTg và Quyết định số 2085/QĐ-TTg: Doanh số cho vay giai đoạn 2011-2020 đạt 74,2 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt 46,6 tỷ đồng, với 2.083 hộ đang dư nợ và hơn 5.000 nghìn lượt hộ vay vốn. Số hộ nghèo trên địa bàn tỉnh hàng năm giảm mạnh, hoàn thành Nghị quyết Đảng bộ tỉnh đề ra; giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh giảm xuống còn 7,91%, giảm 11,46% so với cuối năm 2015, đạt bình quân 2,29%/năm. Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm còn 17,40%, bình quân giảm 3,95%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn giảm còn 27,67%, bình quân giảm 5,59%/năm.

Đến cuối năm 2021, theo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng theo Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg ngày 16/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Đắk Lắk có tỷ lệ hộ nghèo là 12,79%, tỷ lệ hộ cận nghèo là 7,69% (trong đó tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số là 26,73% với 41.492 hộ nghèo).

Trong quá trình thực hiện thời gian qua, NHCSXH đã phối hợp với Cấp ủy, chính quyền xã, các tổ chức chính trị - xã hội cho vay ủy thác xây dựng được mạng lưới Tổ Tiết kiệm và Vay vốn (TK&VV) là “cánh tay nối dài” cho NHCSXH. Đến ngày 30/4/2022, trên địa bàn tỉnh có 4.093 Tổ TK&VV tại các thôn, buôn. Thông qua mạng lưới Tổ TK&VV và tổ chức giao dịch tại 184/184 xã, phường, NHCSXH đã đưa vốn tín dụng chính sách đến tận tay người thụ hưởng một cách nhanh chóng, thông suốt, bảo đảm công khai, dân chủ, tạo ra hiệu quả kinh tế, chính trị, xã hội to lớn. Hoạt động của các Tổ TK&VV, các tổ chức chính trị - xã hội đã góp phần cùng NHCSXH quản lý chặt chẽ nguồn vốn tín dụng chính sách từ khâu bình xét, sử dụng vốn đến khâu trả nợ, trả lãi. Vốn tín dụng chính sách đã phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo và góp phần ổn định chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh.

Để tiếp tục đạt kết quả cao hơn nữa các cấp, các ngành trong tỉnh cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về việc thực hiện chương trình tín dụng chính sách nhằm phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống cho hộ đồng bào DTTS, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc hỗ trợ đồng bào làm ăn, vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Vườn cây cao su của gia đình chị Lê Thị Thủy, được đầu từ từ nguồn vốn ưu đãi.

Vườn cây cao su của gia đình chị Lê Thị Thủy, được đầu từ từ nguồn vốn ưu đãi.

Điển hình hộ Chị Lê Thị Thủy, Địa chỉ: Thôn 07, TT. Ea Súp, huyện Ea Súp, đã vay nguồn vốn ưu đãi hỗ trợ tạo việc làm duy trì và mở rộng việc làm, để trồng cây cao su Đến ngày 08/05/2022 Ngân hàng chính sách triển khai cho vay nghị quyết 11 Chính phủ, giao đình được thôn, tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét cho vay 50 triệu nguồn vốn Giải quyết việc làm để trồng cao su

Chị Lê Thị Thủy cho hay trước đây gia đình có 05 ha đất, đã trồng được 02 ha còn lại 03 ha nhưng không có tiền để đầu tư, nhờ nguồn vốn ưu đãi gia đình tôi đã có tiền đầu tư trồng mới thêm được 03 ha cao su, tạo điều kiện cho gia đình giải quyết được công ăn việc làm cho 01 lao động, gia đình tôi không phải đi làm thuê cuốc mướn nữa mà tập trung chăm sóc cho 05 ha cao su, dự kiến đến năm 2025 sẽ cho thu nhập ổn định, giúp gia đình có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.