Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Đắk Nông tăng cường đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngay từ đầu năm 2022, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Nông thực hiện Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 - 2023 trên địa bàn về tăng cường triển khai công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, an sinh xã hội và đã đạt kết quả ngoài mong đợi.

Đào tạo, định hướng nghề và phát triển thị trường lao động

Theo Phòng Lao động - Việc làm và Giáo dục nghề nghiệp (Sở LĐ-TB&XH) tỉnh Đắk Nông, năm 2022, tỉnh Đắk Nông đã tổ chức đào tạo nghề cho 5.776 người, đạt 144% kế hoạch (5.776/4.000 người), trong đó đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số là trên 2.000 người. Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã tư vấn về chính sách pháp luật lao động, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động và tuyên truyền hỗ trợ định hướng nghề nghiệp cho 5.864 lượt người (trong đó, khoảng 1.000 người lao động là dân tộc thiểu số). Số lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (xuất khẩu lao động) là 445 người, đạt 222,5% kế hoạch năm, chiếm 222% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 2,13% số lao động được tạo việc làm, chủ yếu tại thị trường: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc.

Năm 2022, từ nguồn vốn hỗ trợ cho vay vốn tạo việc làm từ Quỹ Quốc gia về việc làm, nguồn ngân sách tỉnh ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay giải quyết việc làm đã xét duyệt 4.458 dự án với số tiền cho vay 205,89 tỷ đồng; hỗ trợ tạo việc làm thêm cho 4.458 lượt lao động. Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã tổ chức thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin cầu lao động (nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp) năm 2022 theo Thông tư 01/2022/TT- BLĐTBXH ngày 25/1/2022 của Bộ LĐ-TB&XH với số lượng 855 doanh nghiệp và tổng số lao động tại các doanh nghiệp là 8.981 người. Nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là 778 lao động.

Dạy nấu ăn cho bà con ở Bon Rlông, xã Đắk Mol, huyện Đắk Song, Đắk Nông

Dạy nấu ăn cho bà con ở Bon Rlông, xã Đắk Mol, huyện Đắk Song, Đắk Nông

Sở LĐ-TB&XH tham mưu UBND tỉnh Đắk Nông ban hành nhiều văn bản hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện việc quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam trên địa bàn tỉnh; tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; xây dựng Kế hoạch dự toán chi phí quản lý bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2022; tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chính sách bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro từ Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động bằng nhiều hình thức tuyên truyền…

Mục tiêu đào tạo nghề và tạo việc làm

Năm 2023, tỉnh Đắk Nông phấn đấu mục tiêu: Số lao động được tạo việc làm 18.200 lượt người, trong đó xuất khẩu lao động là 200 người. Đào tạo nghề cho 4.000 người. Tập trung phát triển kinh tế - xã hội để tạo thêm nhiều việc làm mới. Tiếp tục tăng cường và tập trung thực hiện đồng bộ và hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, xác định đây là nhiệm vụ quan trọng của các cấp ủy, chính quyền địa phương và các ngành. Triển khai các nội dung ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cấp sở để triển khai thí điểm đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc theo hình thức hợp tác giữa các địa phương của hai nước.

Hoàn thiện và phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, tăng cường và nâng cao chất lượng tổ chức phiên giao dịch việc làm tại các địa phương, chất lượng hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm. Hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ngoại tỉnh; tăng cường công tác tuyên truyền các chính sách về lao động, việc làm, đào tạo nghề.

Empty
Dạy nghề dệt thổ cẩm cho bà con ở Bon Rlông, xã Đắk Mol, huyện Đắk Song, Đắk Nông

Dạy nghề dệt thổ cẩm cho bà con ở Bon Rlông, xã Đắk Mol, huyện Đắk Song, Đắk Nông

Đẩy mạnh giáo dục nghề nghiệp, phát triển nguồn nhân lực theo hướng chuyên sâu, hiện đại đáp ứng với yêu cẩu của thị trường lao động, gắn với định hướng và nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh; gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm đáp ứng nhu cầu xã hội và doanh nghiệp nhằm đảm bảo lao động tìm kiếm việc làm ổn định. Xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách và đảm bảo nguồn lực để triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường triển khai đồng bộ các chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp; Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp, mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 của Trung ương và phù hợp với địa phương. Tích cực vận động các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh về các địa phương tuyển dụng lao động và đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Tổ chức hiệu quả các phiên giao dịch việc làm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm và các phiên giao dịch việc làm lưu động tại các huyện, thành phố. Đẩy mạnh công tác dự báo thị trường lao động ngắn và dài hạn về nguồn nhân lực của tỉnh. Xây dựng cơ sở dữ liệu về thông tin thị trường lao động trên địa bàn tỉnh. Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, các hội, đoàn thể, nhất là cấp ủy đảng và chính quyền cơ sở đối với công tác xuất khẩu lao động.

Bổ sung nguồn vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho vay giải quyết việc làm, giảm nghèo bằng cách tiếp tục triển khai hiệu quả hoạt động cho vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm để hỗ trợ người thất nghiệp, thiếu việc làm tự tạo việc làm, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình, cơ sở sản xuất   kinh doanh, dịch vụ phát triển sản xuất nhằm tạo thêm việc làm mới. Thực hiện đồng bộ các giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng  giáo dục nghề nghiệp, chú trọng đào tạo nghề chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, gắn với nhu cầu thị trường lao động, việc làm bền vững, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tiếp tục triển khai Chương trình Hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030, Chương trình Phục hồi và phát triển thị trường lao động...