Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Đảm bảo an toàn lao động góp phần tạo dựng môi trường sản xuất, kinh doanh phát triển bền vững cho doanh nghiệp

Thời gian qua, với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các cấp, các ngành, địa phương, các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Bình Dương luôn chú trọng đầu tư công nghệ sản xuất, tạo môi trường làm việc an toàn cho người lao động (NLĐ); qua đó góp phần giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn lao động (TNLĐ) cho công nhân.

Kiên quyết xử phạt những hành vi vi phạm quy định về ATVSLĐ

Nhằm tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh phát triển, những năm qua, Bình Dương đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ).

Từ khi Luật ATVSLĐ năm 2015 có hiệu lực, Bình Dương được đánh giá là tỉnh thực hiện tốt về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, chế độ bồi dưỡng, trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân, danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Trong khi đó, các đơn vị, doanh nghiệp cũng đầu tư, cải thiện môi trường làm việc, bảo đảm an toàn thiết bị, nhà xưởng, khí thải, nước thải, tiếng ồn… tổ chức hệ thống y tế cơ sở chăm lo đời sống, sức khỏe người lao động. Ngoài ra, hàng năm, UBND tỉnh đã thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành về công tác ATVSLĐ, thanh tra các cơ sở sản xuất sử dụng nhiều lao động, tiềm ẩn nguy cơ mất ATVSLĐ; kiên quyết xử phạt những hành vi vi phạm quy định về ATVSLĐ.

Bình Dương đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ).

Bình Dương đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ).

Với việc triển khai đồng bộ, thiết thực, Bình Dương đã và đang tạo được bước chuyển biến trong công tác ATVSLĐ, góp phần tạo dựng môi trường sản xuất, kinh doanh phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

 

Với tiêu chí An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) - phòng chống cháy, nổ (PCCN) là trên hết, Công ty Cổ phần Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (BIMICO) đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa TNLĐ, bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe cho NLĐ. Ông Đặng Quang Thung, Phó Tổng Giám đốc BIMICO cho biết, để nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm ATVSLĐ-PCCN cho NLĐ, công ty đã chủ động tích cực tham gia xây dựng, ban hành các quy định về công tác ATVSLĐ, bảo đảm hài hòa lợi ích của DN và NLĐ. Các khu vực sản xuất đều có biển báo, quy chế vận hành máy móc. Hàng tháng, công ty đều tổ chức vệ sinh công nghiệp, bảo dưỡng máy móc, thiết bị nhằm phát hiện các sự cố, khắc phục các yếu tố có nguy cơ mất an toàn; qua đó, góp phần cải thiện điều kiện làm việc của NLĐ, thúc đẩy sản xuất phát triển, vì lợi ích của NLĐ và DN.

Cùng với đó, để thực hiện tốt công tác ATVSLĐ-PCCN, công ty luôn làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý nghĩa quan trọng của việc thực hiện các quy định về ATVSLĐ, xây dựng văn hóa “xanh - sạch - đẹp - an toàn” trong DN. Hàng năm, công ty đều tổ chức huấn luyện, nhắc lại các quy phạm an toàn cho 100% cán bộ, công nhân viên chức lao động, khám sức khỏe định kỳ đều đặn cùng với các chính sách hỗ trợ cho NLĐ trong việc bảo vệ sức khỏe cá nhân.

Công ty đã đầu tư nhiều tỷ đồng trang bị các thiết bị an toàn về điện, nhà xưởng thông thoáng, chống ồn chống bụi, công ty bảo đảm tiêu chuẩn các yếu tố vi khí hậu trong lao động sản xuất và công tác cho NLĐ. Đồng thời, công ty trang cấp bảo hộ lao động đầy đủ và thường xuyên theo loại hình công việc, phù hợp với yêu cầu phòng hộ cá nhân bảo đảm an toàn và sức khỏe cho NLĐ trong tác nghiệp, do đó không có TNLĐ nghiêm trọng và bệnh nghề nghiệp.

Duy trì các hoạt động Tăng cường đánh giá, kiểm soát các nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ

Để đẩy mạnh công tác ATVSLĐ- PCCN, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành kế hoạch triển khai và phát động phong trào thi đua trên địa bàn. Ông Phạm Văn Tuyên, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, hạn chế tập trung đông người, năm nay, Ban Chỉ đạo Tháng ATVSLĐ-PCCN tỉnh không tổ chức lễ phát động tập trung mà chuyển sang hình thức phát động trực tuyến trên các cơ quan truyền thông. Ngoài ra, Ban Chỉ đạo tỉnh ban hành văn bản hướng dẫn các DN không tổ chức lễ phát động tập trung mà thay thế bằng các hình thức phát động khác tùy theo khả năng, điều kiện thực tế tại DN, như: Phát hành tờ rơi, áp phích, tranh ảnh, ấn phẩm, sách báo, phát động qua bảng điện tử, qua hệ thống loa phát thanh…

Các doanh nghiệp duy trì các hoạt động Tăng cường đánh giá, kiểm soát các nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ.

Các doanh nghiệp duy trì các hoạt động Tăng cường đánh giá, kiểm soát các nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ.

Ngoài hoạt động chính diễn ra trong tháng 5, trước và sau tháng hành động còn có nhiều hoạt động quan trọng để nâng cao tinh thần, công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng và DN. Tháng ATVSLĐ-PCCN năm 2021 được thực hiện tập trung vào một số nội dung chính là: Đổi mới công tác tuyên truyền về ATVSLĐ, chú trọng tuyên truyền lưu động tại khu trung tâm các huyện, thị, thành phố, đường vào các khu, cụm công nghiệp… đồng thời, tổ chức thanh tra, kiểm tra về ATVSLĐ trong một số ngành nghề, lĩnh vực có nguy cơ cao về TNLĐ, bệnh nghề nghiệp; trong sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ; việc thực thi các quy định, chính sách theo Luật ATVSLĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành… qua đó, đẩy mạnh các hoạt động phòng ngừa TNLĐ, bệnh nghề nghiệp và nâng cao năng suất lao động.

Để có môi trường làm việc an toàn cho NLĐ, các DN trên địa bàn tỉnh luôn quan tâm cải thiện điều kiện làm việc, môi trường sản xuất và chú trọng thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn lao động. Với sự cố gắng của các cấp, các ngành, đơn vị và DN, công tác ATVSLĐ-PCCN trên địa bàn tỉnh đã đạt được kết quả tích cực. 

Sở LĐ-TB&XH yêu cầu DN cần tự kiểm tra về an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, hệ thống điện, nhà xưởng...

Sở LĐ-TB&XH yêu cầu DN cần tự kiểm tra về an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, hệ thống điện, nhà xưởng...

Bên cạnh đó, các DN nhận diện các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; phân tích khả năng xuất hiện và hậu quả của việc mất ATVSLĐ phát sinh từ yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được nhận diện để trên cơ sở đó tổng hợp kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ; đề xuất các biện pháp nhằm chủ động phòng, ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cải thiện điều kiện lao động, phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở sản xuất, kinh doanh; rà soát, xây dựng nội quy, quy trình bảo đảm ATVSLĐ đối với máy, thiết bị, vật tư tại nơi làm việc và tổ chức hướng dẫn cho người lao động học tập.

Sở LĐ-TB&XH yêu cầu DN cần tự kiểm tra về an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, hệ thống điện, nhà xưởng... và việc chấp hành các quy trình, biện pháp làm việc an toàn tại nơi làm việc, các quy định của pháp luật về ATVSLĐ - phòng chống cháy, nổ; tổ chức huấn luyện về ATVSLĐ - Phòng chống cháy, nổ cho người lao động, củng cố mạng lưới an toàn vệ sinh viên, bộ phận phụ trách công tác ATVSLĐ tại DN; treo các băng rôn có khẩu hiệu tuyên truyền trước cổng và trong khu vực sản xuất, làm việc của DN…