Quay lại Dân trí
Dân Sinh

ĐBSCL còn nhiều dư địa để liên kết với TP.HCM phát triển du lịch

Đó là chia sẻ của ông Phạm Văn Thiều - Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu tại Hội nghị triển khai chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch TP.HCM và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2022 đã diễn ra sáng ngày 18/3 ở tỉnh Bạc Liêu.

Hội nghị nhằm phát huy vai trò liên kết giữa TP.HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL trong kết nối giao thông, thương mại, văn hóa, đặc biệt là du lịch của cả vùng. Bên cạnh đó, thúc đẩy phát triển du lịch của từng địa phương, từng bước xây dựng, phát triển thương hiệu du lịch vùng, đồng thời thúc đẩy, tạo sự liên kết lan tỏa, tổng thể trên nhiều lĩnh vực.

Phát biểu khai mạc, ông Phạm Văn Thiều - Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết vùng ĐBSCL, trong đó có tỉnh Bạc Liêu - với vị trí địa lý chiến lược quan trọng, có nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút du khách trong và ngoài nước.

Lãnh đạo UBND TPHCM và các tỉnh, thành ĐBSCL ký kết Quy chế phối hợp thực hiện thỏa thuận liên kết hợp tác phát triển du lịch.

Lãnh đạo UBND TPHCM và các tỉnh, thành ĐBSCL ký kết Quy chế phối hợp thực hiện thỏa thuận liên kết hợp tác phát triển du lịch.

“ĐBSCL còn nhiều dư địa để liên kết với TP.HCM, tạo ra không gian du lịch đặc sắc, đáp ứng được nhiều phân khúc thị trường, thúc đẩy sự lan tỏa kinh tế du lịch liên vùng, nếu có các cơ chế, chính sách phù hợp, cũng như nhận được sự đồng hành của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chính vì vậy, rất mong lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư cùng với lãnh đạo các tỉnh, thành phố đưa ra những giải pháp để tăng cường liên kết, hợp tác phát triển du lịch,” ông  Thiều nói.

Chia sẻ tại hội nghị, ông Đoàn Văn Việt - Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, cho biết hoạt động liên kết đã không chỉ đem lại sự đa dạng hoá sản phẩm mà còn hướng tới khai thác sự nổi trội về sản phẩm du lịch giữa các địa phương.

Lãnh đạo các địa phương thực hiện nghi thức khởi động chương trình kết nối du lịch.

Lãnh đạo các địa phương thực hiện nghi thức khởi động chương trình kết nối du lịch.

“Cần Thơ có du lịch sông nước, khai thác chợ nổi, An Giang phát triển lợi thế về du lịch tâm linh, Kiên Giang phát huy sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển đảo, Cà Mau đẩy mạnh du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với rừng, Bạc Liêu khai thác sản phẩm du lịch cánh đồng điện gió hay du lịch đặc sản nông nghiệp… để thu hút và giữ chân du khách,” ông Việt nhấn mạnh.

Liên kết phát triển du lịch đã góp phần thúc đẩy đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông giữa TP.HCM và các tỉnh, thành ĐBSCL. Một số tuyến đường cao tốc đã được gấp rút triển khai góp phần rút ngắn thời gian di chuyển giữa các địa phương, nâng cao tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch như tuyến Trung Lương - Mỹ Thuận.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể theo và Du lịch Đoàn Văn Việt phát biểu tại hội nghị.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể theo và Du lịch Đoàn Văn Việt phát biểu tại hội nghị.

“TP.HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL đã xác định được trọng tâm lĩnh vực liên kết hợp tác và ký kết quy chế, thỏa thuận hợp tác liên vùng. Đây chính là cơ sở quan trọng để các địa phương đẩy mạnh triển khai các hoạt động tái khởi động du lịch thực chất, hiệu quả trong thời gian tới,” Thứ trưởng Đoàn Văn Việt nói.

Bà Phan Thị Thắng - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM xem dịp này là cơ hội vàng cho du lịch của vùng: “Theo lộ trình của Chính phủ, du lịch đã mở cửa hoàn toàn, không chỉ thị trường nội địa mà cả thị trường quốc tế. Đây là thời cơ vàng để du lịch vùng giữa TP.HCM và ĐBSCL phục hồi và phát triển.

Với sự gắn bó chặt chẽ, đồng bộ giữa các tỉnh như thời gian vừa qua cùng với quyết tâm của lãnh đạo các địa phương thể hiện bằng việc ký kết quy chế phối hợp thực hiện thoả thuận trong hội nghị hôm nay cũng như sự chủ động, sáng tạo, kiên trì của cơ quan quản lý du lịch và doanh nghiệp, chúng ta có quyền tin tưởng rằng du lịch của vùng ĐBSCL và TP.HCM sẽ khởi sắc trở lại và phát triển mạnh mẽ". Bà Thắng nhấn mạnh.

Tuyến trục Duyên hải là sản phẩm du lịch vùng ven biển, các làng nghề truyền thống xứ dừa (Bến Tre), văn hóa tâm linh, lễ hội văn hóa các dân tộc Hoa, Khmer, Chăm (Trà Vinh, Sóc Trăng), kết nối với sản phẩm du lịch tại Cà Mau.

Tuyến trục Duyên hải là sản phẩm du lịch vùng ven biển, các làng nghề truyền thống xứ dừa (Bến Tre), văn hóa tâm linh, lễ hội văn hóa các dân tộc Hoa, Khmer, Chăm (Trà Vinh, Sóc Trăng), kết nối với sản phẩm du lịch tại Cà Mau.

Báo cáo tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Giám đốc Sở Du lịch TPHCM cho biết, từ năm 2019, các chương trình liên kết du lịch TPHCM và các vùng trọng điểm trên cả nước được triển khai rộng rãi và hiệu quả, mang lại những kết quả thiết thực, tạo sự lan tỏa đến cộng đồng và doanh nghiệp du lịch; trong đó Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch TPHCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL được đánh giá cao; được sự quan tâm, chỉ đạo từ Chính phủ và các bộ ngành Trung ương, Thành ủy, UBND TPHCM...

Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội và đời sống, trong đó ngành du lịch chịu ảnh hưởng trực tiếp và trực diện. Tổng khách du lịch đến TPHCM năm 2020 đạt trên 17 triệu lượt, giảm trên 66%, trong đó khách quốc tế đến TPHCM năm 2020 đạt 1,3 triệu lượt (chủ yếu của 3 tháng đầu năm), giảm gần 85% so với cùng kỳ.

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Phan Thị Thắng cho biết, theo lộ trình của Chính phủ, du lịch đã mở cửa hoàn toàn, không chỉ thị trường nội địa mà cả thị trường quốc tế. Đây là “thời cơ vàng” để du lịch vùng giữa TPHCM và ĐBSCL phục hồi và phát triển.

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Phan Thị Thắng cho biết, theo lộ trình của Chính phủ, du lịch đã mở cửa hoàn toàn, không chỉ thị trường nội địa mà cả thị trường quốc tế. Đây là “thời cơ vàng” để du lịch vùng giữa TPHCM và ĐBSCL phục hồi và phát triển.

Tương tự, ở khu vực ĐBSCL, khách du lịch đạt 27,7 triệu lượt, giảm trên 41% so với cùng kỳ, doanh thu du lịch đạt 21.879 tỷ đồng, giảm 48% so với cùng kỳ.

Với mong muốn liên kết phát triển du lịch TP.HCM và ĐBSCL tiếp tục phát huy vai trò, vị thế của mình, góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những điểm đến có sức hút lớn đối với du khách, là lựa chọn du lịch hàng đầu hậu Covid-19, Bộ VHTTDL đề nghị các địa phương, doanh nghiệp cần phát triển sản phẩm du lịch đáp ứng xu hướng mới của thị trường; nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, tăng cường nhân lực du lịch; tăng cường liên kết truyền thông, xúc tiến quảng bá thu hút khách; tăng cường công tác thu hút đầu tư lĩnh vực du lịch; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động du lịch và nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến.