Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Điểm chuẩn thi đánh giá năng lực của nhiều trường Đại học ở mức cao

Có khoảng 50 trường ĐH sử dụng kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực (HAS) của Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội làm căn cứ xét tuyển. Nhiều trường lấy điểm chuẩn theo kết quả thi này ở mức cao, có ngành hơn 110/150.

Thí sinh dự kỳ thi đánh giá năng lực.

Thí sinh dự kỳ thi đánh giá năng lực.

Kỳ thi đánh giá năng lực (HSA) của ĐHQG Hà Nội thu hút khoảng 63.000 lượt thí sinh dự thi, chia làm 12 đợt. Bài thi gồm 3 phần là tư duy định tính (50 câu, 60 phút), tư duy định lượng (50 câu, 75 phút), khoa học (50 câu, 60 phút). Tổng điểm cho cả bài thi là 150. Có khoảng 50 trường ĐH sử dụng kết quả kỳ thi này làm căn cứ xét tuyển.

Năm 2022, ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) tuyển 1.650 chỉ tiêu bằng 6 phương thức, trong đó gần 340 chỉ tiêu tuyển bằng kết quả thi HSA.

Theo thông báo điểm chuẩn, ngành Khoa học máy tính và thông tin có đầu vào theo phương thức này cao nhất với 110/150 điểm. Năm ngành khác của trường lấy điểm trúng tuyển từ 100 trở lên gồm Toán học (100), Hoá học (100), Hoá dược (100), Kỹ thuật điện tử và tin học (104), Toán tin (105), Khoa học dữ liệu (107). Các ngành còn lại lấy từ 80 trở lên.

Theo phổ điểm thi của hơn 60.600 lượt thí sinh dự thi được ĐHQG Hà Nội công bố hôm 30/6, điểm trung bình thí sinh đạt được là 79,3/150. Chỉ 8% thí sinh đạt 100 điểm trở lên. Như vậy, mọi ngành của Đại học Khoa học tự nhiên đều có điểm chuẩn trên mức trung bình.

Ngoài đáp ứng yêu cầu về điểm thi đánh giá năng lực, thí sinh đăng ký các chương trình đào tạo chất lượng cao ngành Công nghệ sinh học, Công nghệ kỹ thuật hóa học, Hoá dược, Công nghệ kỹ thuật môi trường hoặc chương trình tiên tiến ngành Hoá học phải thêm điều kiện về trình độ tiếng Anh.

Theo đó, thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2022 phải có kết quả môn Tiếng Anh đạt tối thiểu 6/10, những em tốt nghiệp từ năm 2021 trở về trước cần có kết quả học tập từng kỳ ở bậc THPT môn Tiếng Anh đạt tối thiểu 7. Thí sinh có thể dùng chứng chỉ tiếng Anh quốc tế để quy đổi.

 

Trường ĐH Kinh tế (ĐHQG Hà Nội) dùng kết quả HSA để xét tuyển đầu vào 6 ngành với mức từ 90 đến 100 điểm. Trường cũng thông báo có 702 thí sinh trúng tuyển bằng phương thức này. Như vậy, với 1.800 chỉ tiêu, số thí sinh trúng tuyển bằng các phương thức khác còn khoảng 1.100.

ĐH Mở Hà Nội chỉ tuyển 24 chỉ tiêu ngành thương mại điện tử bằng kết quả kỳ thi HSA. Mức điểm đủ điều kiện trúng tuyển là 96/150.

Trước đó, Học viện Ngân hàng đã công bố điểm chuẩn dựa vào điểm thi đánh giá năng lực. Thí sinh có học lực lớp 12 đạt loại giỏi và có điểm thi đánh giá năng lực từ 100/150 là đủ điều kiện trúng tuyển. Trường tuyển 320 chỉ tiêu theo phương thức này.

Một số trường khác cũng đã công bố điểm chuẩn theo kết quả thi HAS nhưng quy về thang điểm 30 theo công thức: Điểm xét tuyển = điểm đánh giá năng lực * 30/150 + điểm ưu tiên.

Là một trong những trường quy đổi điểm về thang 30, ĐH Y Dược (ĐHQG Hà Nội) lấy điểm trúng tuyển từ 17,9 đến 22,7. Nếu vẫn tính theo thang 150 như những trường kể trên, mức này tương ứng từ 80,55 đến 113,5 (chưa tính điểm ưu tiên).

ĐH Công nghiệp Hà Nội trước đó thông báo điểm trúng tuyển theo phương thức này sau khi quy về thang điểm 30 là từ 18,15 đến 21,7 (tương đương 90,75 đến 108,5 theo thang 150).

ĐH Công nghệ giao thông vận tải tuyển hơn 140 chỉ tiêu theo kết quả HSA với mức điểm chuẩn từ 14,5 đến 24,5. Tính ra theo thang điểm 150, có ngành thí sinh phải đạt 122,5 điểm thi đánh giá năng lực mới đỗ, trong khi một số chỉ cần đạt 72,5 - thấp hơn mức trung bình các thí sinh đạt được ở kỳ thi này.

Đại học Mở Hà Nội chỉ tuyển 24 chỉ tiêu ngành Thương mại điện tử bằng kết quả kỳ thi HSA. Mức điểm đủ điều kiện trúng tuyển là 96/150.

Thí sinh dự thi vào HSA của ĐHQG Hà Nội - Ảnh: VGP/Nhật Nam.

Thí sinh dự thi vào HSA của ĐHQG Hà Nội - Ảnh: VGP/Nhật Nam.

Trước đó, Học viện Ngân hàng đã công bố điểm chuẩn dựa vào điểm thi đánh giá năng lực. Thí sinh có học lực lớp 12 đạt loại giỏi và có điểm thi đánh giá năng lực từ 100/150 là đủ điều kiện trúng tuyển. Trường tuyển 320 chỉ tiêu theo phương thức này.

Một số trường khác cũng đã công bố điểm chuẩn theo kết quả thi đánh giá năng lực nhưng quy về thang điểm 30 theo công thức:

Đét xét tuyển = Điểm đánh giá năng lực * 30/150 + Điểm ưu tiên.

Là một trong những trường quy đổi điểm về thang 30, Đại học Y Dược (Đại học Quốc gia Hà Nội) lấy điểm trúng tuyển từ 17,9 đến 22,7. Nếu vẫn tính theo thang 150 như những trường kể trên, mức này tương ứng từ 80,55 đến 113,5 (chưa tính điểm ưu tiên).

Đại học Công nghiệp Hà Nội trước đó thông báo điểm trúng tuyển theo phương thức này sau khi quy về thang điểm 30 là từ 18,15 đến 21,7 (tương đương 90,75 đến 108,5 theo thang 150).

Đại học Công nghệ Giao thông vận tải tuyển hơn 140 chỉ tiêu theo kết quả HSA với mức điểm chuẩn từ 14,5 đến 24,5. Tính ra theo thang điểm 150, có ngành thí sinh phải đạt 122,5 điểm thi đánh giá năng lực mới đỗ, trong khi một số chỉ cần đạt 72,5 - thấp hơn mức trung bình các thí sinh đạt được ở kỳ thi này.

Dù đạt các mức điểm như thông báo của các trường, thí sinh lưu ý phải đăng ký nguyện vọng xét tuyển bằng phương thức này cùng các nguyện vọng bằng phương thức khác lên hệ thống của Bộ GD&ĐT từ nay đến 20/8. Việc không đăng ký lên hệ thống chung đồng nghĩa thí sinh từ bỏ quyền trúng tuyển.