Mặc dù vậy, bệnh nhân bị đau dạ dày cũng không nên xem nhẹ việc điều trị y tế chuyên sâu.
Đặc biệt, khi tình trạng đau bụng kéo dài, ngày càng nặng hoặc có các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm phải kịp thời điều trị vừa giúp nhanh chóng kiểm soát các cơn đau dạ dày vừa góp phần ngăn ngừa nguy cơ biến chứng như thủng dạ dày, viêm loét hoặc ung thư dạ dày.
Dưới đây là một số thực phẩm tự nhiên, an toàn có tác dụng làm giảm bớt tình trạng đau bụng, khó chịu khi bị đau dạ dày, bạn có thể tham khảo.
Uống nước gừng + mật ong
Cách làm: Thái vài lát gừng tươi, đun sôi với nước, thêm chút mật ong để dễ uống.
Tác dụng: Gừng giúp giảm viêm, làm dịu cơn co thắt dạ dày và trung hòa axit.
Nha đam (lô hội)
Cách làm: Lấy phần gel bên trong lá nha đam, ép hoặc xay rồi pha với nước ấm để uống.
Tác dụng: Nha đam làm dịu niêm mạc dạ dày và giảm kích ứng.
Nghệ và mật ong
Cách làm: Trộn 1-2 thìa bột nghệ với mật ong thành hỗn hợp sệt, uống trước bữa ăn.
Tác dụng: Nghệ chứa curcumin có đặc tính kháng viêm, hỗ trợ chữa lành vết loét dạ dày.
Chuối chín + sữa chua
Cách làm: Ăn 1-2 quả chuối chín mỗi ngày, có thể kết hợp với sữa chua.
Tác dụng: Chuối giàu kali và chất xơ, giúp trung hòa axit và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Trà bạc hà thêm mật ong
Cách làm: Đun sôi lá bạc hà với nước, uống ấm hoặc thêm mật ong.
Tác dụng: Bạc hà làm thư giãn cơ dạ dày và giảm đau hiệu quả.
Hạt thì là
Cách làm: Nhai một muỗng nhỏ hạt thì là hoặc pha nước thì là để uống.
Tác dụng: Thì là giúp cải thiện tiêu hóa và giảm đầy hơi, đau dạ dày.
Sữa ấm không đường
Cách làm: Uống một cốc sữa ấm khi dạ dày khó chịu.
Tác dụng: Sữa làm dịu dạ dày và trung hòa axit.
Nước cơm hoặc cháo loãng
Cách làm: Uống nước cơm hoặc ăn cháo loãng với chút muối.
Tác dụng: Dễ tiêu hóa, giảm kích ứng và làm dịu dạ dày.
Nước ép táo
Cách làm: Ép táo tươi lấy nước, uống vào lúc đau dạ dày.
Tác dụng: Táo giàu pectin, hỗ trợ tiêu hóa và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Giấm táo và mật ong
Cách làm: Pha 1 thìa giấm táo và 1 thìa mật ong với nước ấm, uống trước bữa ăn.
Tác dụng: Hỗ trợ cân bằng độ axit và giảm đau dạ dày.
Nguyên tắc ăn uống đối với người đau dạ dày
Đối với người bị đau dạ dày, bác sĩ khuyến nghị nên áp dụng chế độ ăn uống đúng cách.
Chuẩn bị thức ăn: Thức ăn nên được thái nhỏ và nấu chín kỹ, ưu tiên các phương pháp nấu như luộc, hấp hoặc om kỹ. Phương pháp này sẽ làm mềm thức ăn, từ đó giảm áp lực đối với chức năng tiêu hóa, giúp thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thu hơn so với các món xào, rán.
Cách ăn: Ăn chậm và nhai kỹ là rất quan trọng. Điều này không chỉ giúp tăng cường bài tiết nước bọt, giúp trung hòa axit trong dạ dày mà còn giúp thức ăn được tiêu hóa tốt hơn ngay từ khoang miệng.
Bên cạnh đó, tránh ăn quá no trong một bữa vì có thể gây căng thẳng cho dạ dày và kích thích tiết nhiều axit.
Phân chia bữa ăn: Chia các bữa ăn thành nhiều lần nhỏ trong ngày giúp dạ dày luôn có thực phẩm bên trong để trung hòa axit, giảm nguy cơ viêm và loét dạ dày.
Lựa chọn thức ăn: Không nên ăn thức ăn khô. Đặc biệt, không nên ăn cơm với canh, để tránh việc nhai không kỹ và giảm gánh nặng cho dạ dày.
Nhiệt độ thức ăn: Thức ăn nên ở nhiệt độ ấm, khoảng 40-50 độ C. Đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng có thể gây co bóp mạnh của dạ dày, ảnh hưởng xấu tới sự tiêu hóa.
Sau khi ăn: Tránh lao động nặng hay chạy nhảy ngay sau khi ăn.