Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Doanh nghiệp và người lao động “dìu nhau” vượt khó

(Dân sinh) - Tình hình dịch Covid -19 đã tác động khiến cho tình hình lao động – việc làm ở TP.Cần Thơ có nhiều biến động. Thời gian qua, trung tâm Dịch vụ việc làm TP.Cần Thơ đã có nhiều giải pháp đồng bộ nhằm hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động trong việc thực hiện các chính sách về lao động, việc làm và định hướng nghề nghiệp.

Thay đổi để thích nghi với tình hình thực tế

Theo Trung tâm dịch vụ việc làm TP.Cần Thơ, thị trường lao động trong 6 tháng đầu năm có nhiều biến động do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.  Vì vậy, nhu cầu tuyển dụng lao động có sự sụt giảm. Bắt đầu từ tháng 05/2020, nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp tăng trở lại, tuy nhiên không còn nhộn nhịp như trước, số lượng doanh nghiệp đăng tuyển dụng cũng  như các chế  độ lương thưởng không còn hấp dẫn và không còn cao so với trước đây.

Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ vẫn chưa phục hồi và còn gặp nhiều khó khăn nên nhu cầu tuyển dụng lao động rất ít. Do đó thị trường lao động vẫn sẽ tồn tại sự lệch pha cung - cầu lao động.

Trước nhiều biến động, doanh nghiệp và người lao động “diều nhau” vượt khó - Ảnh 1.

Thị trường lao động vẫn sẽ tồn tại sự lệch pha cung - cầu lao động.

Theo đó, 9 tháng đầu năm, Trung tâm dịch vụ việc làm đã tiếp nhận, xử lý và công bố biến động lao động của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp có tham gia BHTN là 455 lượt doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, lũy kế từ đầu năm là 1.228 lượt doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đạt 102,33 % kế hoạch năm.

Thời gian đã có sự phối hợp tăng cường hợp tác 3 bên giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động và Trung tâm nhằm đảm bảo kết nối đồng bộ giữa đào tạo nghề với kết nối việc làm trong nước và cung ứng lao động và đăng ký hợp đồng lao động cá nhân đi làm việc ở nước ngoài.

Đồng thời tăng cường các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm; đa dạng hóa các dịch vụ việc làm, nâng cao hiệu quả tổ chức sàn giao dịch việc làm, ngày hội việc làm.

Ngoài ra, trung tâm thường xuyên tổ chức lớp tập huấn kỹ năng tìm việc và bồi dưỡng kiến thức khởi sự kinh doanh: Trung tâm đã tập huấn kỹ năng tìm việc cho hơn 700 sinh viên trường Đại học Y dược Cần Thơ và đang tiếp tục thực hiện các lớp tập huấn về kỹ năng tìm việc và khởi sự kinh doanh cho học sinh, sinh viên, lao động có nhu cầu.

Tổ chức buổi gặp gỡ và trao đổi về định hướng nghề nghiệp dành cho giáo viên các trường Trung học trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

Thông qua hoạt động gặp gỡ và trao đổi về định hướng nghề nghiệp dành cho giáo viên các trường Trung học, nhờ đó nhiều học sinh Trung học được tiếp cận với xu hướng phát triển của thị trường lao động sớm hơn để lựa chọn nghề nghiệp hiệu quả hơn.

Tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề định hướng nghề nghiệp dành cho học sinh trung học trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2020. Trong 7 tháng đầu năm, Trung tâm phối hợp với các Trường Trung học trên địa bàn TP. Cần Thơ tổ chức 4 Buổi nói chuyện chuyên đề hướng nghiệp dành cho 194 học sinh trường THCS Trần Hưng Đạo và 628 học sinh THCS Lương Thế Vinh.

Trước nhiều biến động, doanh nghiệp và người lao động “diều nhau” vượt khó - Ảnh 3.

 Qua việc tổ chức những buổi nói chuyện, đã tạo điều kiện cho học sinh Trung học được tiếp cận, thông hiểu về thị trường lao động cũng như những yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động, từ đó có định hướng đúng đắn về nghề nghiệp trong tương lai.

Giải pháp cho tình hình mới

Ông Nguyễn Văn Toàn – GĐ Trung tâm dịch vụ việc làm TP.Cần Thơ cho biết: Thời gian tới, trung tâm  tiếp tục chỉ đạo thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp như: Tập trung hỗ trợ, phục hồi nhanh sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế.

Tập trung huy động các nguồn lực, tạo động lực cho phát triển, trong đó tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đẩy mạnh mai mạnh công tác hiệu quả cho thành phố, hỗ trợ tốt khởi nghiệp sự doanh nghiệp, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, đảm bảo mục tiêu tăng nhanh số lượng và chất lượng doanh nghiệp trên địa bàn.

Trước nhiều biến động, doanh nghiệp và người lao động “diều nhau” vượt khó - Ảnh 4.

Dự báo thị trường lao động tại cần Thơ sáu tháng cuối năm có những chuyển biến tích cực duy trì và ổn định an ninh an sinh xã hội

Tiếp tục phát huy hiệu quả công tác đối thoại doanh nghiệp, vận hành hiệu quả đường dây nóng của ủy ban nhân dân thành phố. Tổ hỗ trợ doanh nghiệp của thành phố, tăng cường vai trò của các hội, hiệp hội doanh nghiệp trong việc hỗ trợ, làm cầu nối giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước trong việc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp. Tăng cường kết nối cung cầu lao động, nhất là nhóm đối tượng bị mất việc làm và lao động hết hạn việc làm ở nước ngoài. Phát triển toàn diện các lĩnh vực xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân gắn với hài hòa với phát triển kinh tế.

Dự báo thị trường lao động tại Cần Thơ sáu tháng cuối năm có những chuyển biến tích cực duy trì và ổn định an ninh an sinh xã hội. Thị trường lao động thành phố tập trung thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và làm việc ở các ngành lĩnh vực mũi nhọn. Dịch Covid-19  tạo ra nhận thức mới, xu hướng chuyển dịch trong thị hiếu tiêu dùng, giao dịch thương mại mới trên nguyên tắc từ xa, hạn chế tiếp xúc; xuất hiện các ngành nghề kinh doanh trực tuyến mới dựa trên kinh tế số, chuyển đổi số, logistics.

Xu hướng này cũng chính là cơ hội để các doanh nghiệp có thể tận dụng tái cơ cấu sản xuất, hình thành các chuỗi giá trị mới, phát triển kinh tế xã hội trong tình hình mới. Dự kiến nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong 6 tháng cuối năm sẽ tăng 2% - 4 % so với 6 tháng đầu năm, đặc biệt trong quý IV/2020. Dự báo thị trường lao động 6 tháng cuối năm phát triển của các nhóm nghề chủ yếu như: Kinh doanh và quản lý; khoa học và kỹ thuật, công nghệ thông tin và truyền thông.

Trung tâm tiếp tục thực hiện các hoạt động hỗ trợ thị trường lao động như: việc làm, ngày hội tuyển dụng, công tác tư vấn hướng nghiệp, dự báo nhu cầu nhân lực; Các trường dạy nghề tăng cường hoạt động đào tạo theo nhu cầu xã hội tạo gắn kết nghề nghiệp việc làm. Hình thức tuyển dụng lao động chính thức sử dụng lao động hỗ trợ sinh viên, học sinh, người lao động tìm việc rõ ràng, công khai.

Qua đó, lệ thất nghiệp tiếp tục giảm vào cuối năm 2020, tuy nhiên tình trạng mất cân đối lao động còn đối cung cầu lao động còn tiếp tục diễn ra. Để hạn chế tình trạng mắt cung cân đối cung cầu lao động, cân bằng và thúc đẩy thị trường lao động phát triển phải giảm bớt mất cân đối giữa đào tạo và yêu cầu thực tế của các doanh nghiệp; Trung tâm đề xuất một số giải pháp như:

Trước nhiều biến động, doanh nghiệp và người lao động “diều nhau” vượt khó - Ảnh 5.

Thị trường lao động thành phố tập trung thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và làm việc ở các ngành lĩnh vực mũi nhọn

Đối với các doanh nghiệp, đơn vị sản sử dụng lao động: Ngoài việc tăng cường sản xuất kinh doanh, nâng cao uy tín trên thị trường để tồn tại và phát triển bền vững, các doanh nghiệp cần quan tâm đổi mới về tuyển dụng, sử dụng, đánh giá và trả công lao động; gắng sử dụng, đánh giá với đào tạo nguồn nhân lực. Xây dựng môi trường làm việc, trọng dụng nhân tài đồng bộ, tạo cơ hội cho người tài phát huy năng lực và thu hút nhân lực trình độ cao.

Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Cần đổi mới yêu cầu về giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đẩy mạnh đào tạo kỹ năng, năng lực thực hành. Đổi mới nội dung và chương trình đào tạo theo hướng đáp Yêu cầu của doanh nghiệp. Phối hợp với doanh nghiệp cùng tham gia tuyển sinh theo nhu cầu lao động của doanh nghiệp, coi tuyển sinh của trường là tuyển dụng của doanh nghiệp; ký kết hợp tác với các doanh nghiệp trong công tác tuyển sinh, tổ chức đào tạo gắn với giải quyết việc làm sau tốt nghiệp cho người học.

Đối với người lao động, học sinh, sinh viên: Cần nhận thức rõ xu hướng thị trường lao động, tận dụng năng lực bản thân, chủ động tham gia vào quá trình đào tạo, không chỉ về chuyên môn kĩ thuật mà cần chú trọng bồi dưỡng các kỹ năng đáp ứng nhu cầu hội nhập: Kỹ năng chuyên môn đáp ứng cho từng loại công việc, kỹ năng ứng dụng khoa học công nghệ trong công việc, Kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng viết, kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng làm việc tập thể. Bên cạnh đó muốn thành công trong môi trường cạnh tranh, người lao động phải có ý thức mở rộng kiến thức nghề nghiệp, áp dụng công nghệ mới không ngừng phát triển kỹ năng nghề nghiệp.