Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Đời sống các gia đình chính sách, người có công sau 30 năm tái lập tỉnh Sóc Trăng

Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng chính là thực hiện đạo lý, truyền thống cao quý của dân tộc “Uống nước nhớ nguồn”,“Đền ơn đáp nghĩa” và là một trong những chính sách xã hội cơ bản và đặc biệt quan trọng góp phần to lớn vào việc ổn định và phát triển xã hội. Sóc Trăng đã không ngừng đổi mới, quan tâm chăm lo đời sống các gia đình chính sách, người có công sau 30 năm tái lập tỉnh.

Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Sóc Trăng, toàn tỉnh có trên 53.300 người có công với cách mạng, với tổng cộng 29.000 hộ gia đình chính sách. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, để giành độc lập tự do cho Tổ quốc, sự bình yên hạnh phúc của nhân dân, đã có trên 15.300 người con ưu tú qua nhiều thế hệ của quê hương đã ngã xuống, hơn 6.500 người đã hy sinh một phần thân thể, gần 6.200 người hoạt động kháng chiến và gần 9.000 người có công giúp đỡ cách mạng được Nhà nước tặng thưởng Huân, Huy chương kháng chiến; có 2.325 Bà mẹ được tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước "BMVNAH" (hiện 103 Bà mẹ còn sống đều được các tổ chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nhận phụng dưỡng đến cuối đời) và hàng ngàn người được thụ hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước.   

Tặng quà cho Mẹ Việt Nam anh hùng nhân kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - liệt sĩ.

Tặng quà cho Mẹ Việt Nam anh hùng nhân kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - liệt sĩ.

Hiện, có gần 10.000 đối tượng người có công và thân nhân người có công đang hưởng chế độ trợ cấp thường xuyên hàng tháng, với tổng kinh phí chi trả hàng năm trên 230 tỷ đồng; có trên 10.100 người thờ cúng liệt sĩ được hưởng chế độ trợ cấp mỗi năm một lần.

Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp luôn thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến đời sống vật chất - tinh thần của các gia đình chính sách, phát huy truyền thống đạo lý "Uống nước nhờ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa" tốt đẹp của dân tộc. Với tinh thần trách nhiệm và tình cảm, Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà đã đẩy mạnh các hoạt động chăm lo đời sống đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công.

Xây dựng, sửa chữa hơn 17.660  nhà tình nghĩa

Theo ông Võ Thanh Quang, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Sóc Trăng, từ khi tái lập tỉnh đến nay, để tạo điều kiện cho thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng còn nhiều khó khăn về nhà ở nhưng khả năng họ không tự lực được. Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Đảng bộ và chính quyền các cấp đã phát động phong trào đền ơn đáp nghĩa và xây dựng nhà tình nghĩa cho người có công với cách mạng. Qua đó, đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa được 17.663 căn nhà tình nghĩa (chiếm 61% tổng số gia đình có công với cách mạng), với tổng kinh phí là 418,27 tỷ đồng. Trong đó, xây dựng và sửa chữa nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là 7.486 căn, với tổng kinh phí là 253,4 tỷ đồng (trong đó kinh phí địa phương là 21,74 tỷ đồng).

Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Đảng bộ và chính quyền các cấp đã phát động phong trào đền ơn đáp nghĩa và xây dựng nhà tình nghĩa cho người có công với cách mạng.

Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Đảng bộ và chính quyền các cấp đã phát động phong trào đền ơn đáp nghĩa và xây dựng nhà tình nghĩa cho người có công với cách mạng.

 Ông Võ Thanh Quang cho biết, hiện 100% người có công và thân nhân của họ theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công đều được cấp bảo hiểm y tế. Hàng năm, Sở đều xây dựng kế và tham mưu UBND tỉnh tổ chức đưa Đoàn người có công đi điều dưỡng tập trung tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng; Hà Tiên - Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, thành phố Nhà Trang, tỉnh Khánh Hòa và tại Trung tâm Điều dưỡng người có công miền Trung (TP. Đà Nẵng). Tổ chức đưa đoàn Bà mẹ VNAH đi tham quan Thủ đô Hà Nội và vào Lăng viếng Bác Hồ và đưa Đại biểu người có công tiêu biểu đi tham dự Hội nghị biểu dương người có công tiêu biểu toàn quốc.

 Nhân dịp kỷ niệm ngày Thương binh – Liệt sĩ và dịp tết Nguyên đán hang năm, tất cả người có công đều được tặng quà của Chủ tịch nước, Chủ tịch UBND tỉnh đầy đủ, kịp thời và tổ chức các Đoàn đi thăm đi thăm, tặng quà gia đình chính sách tiêu biểu trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt là trong năm 2020 đã tổ chức triển khai kịp thời việc cấp tiền hỗ trợ cho đối tượng người có công với cách mạng và thân nhân do bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ đầy đủ, kịp thời, đúng quy định.

Ngành LĐ-TB&XH thăm, tặng quà cho người có công nhân 75 năm kỷ niệm ngày Thương binh – Liệt sĩ.

Ngành LĐ-TB&XH thăm, tặng quà cho người có công nhân 75 năm kỷ niệm ngày Thương binh – Liệt sĩ.

Giải pháp thực hiện trong thời gian tới

Để tiếp tục triển khai thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trong thời gian tới, ngành LĐ-TB&XH tiếp tục quan tâm phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”; đẩy mạnh xã hội hóa công tác chăm sóc thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội. Để góp phần làm tốt hơn nữa công tác chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng, ngành LĐ-TB&XH tỉnh Sóc Trăng sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ như:

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân trong triển khai thực hiện chế độ chính sách người có công. Đảm bảo người có công được thụ hưởng đầy đủ chính sách ưu đãi của Nhà nước, có đời sống vật chất, tinh thần khá hơn mức sống trung bình của nhân dân tại địa phương nơi cư trú.

 Phối hợp với các ban, ngành tỉnh và địa phương rà soát và tập trung giải quyết, đề nghị xác nhận người có công; tiếp tục rà soát, đối chiếu hồ sơ liệt sĩ đối với những trường hợp đủ điều kiện đề nghị tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước BMVNAH, lập thủ tục trình Chủ tịch nước quyết định.

Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH thăm, tặng quà cho gia đình có công với cách mạng.

Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH thăm, tặng quà cho gia đình có công với cách mạng.

Mặt khác, Phòng LĐ-TB&XH các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục rà soát những đối tượng người có công gặp khó khăn trong cuộc sống, già yếu, neo đơn, ốm đau bệnh tật... để có biện pháp giúp đỡ hỗ trợ thiết thực bằng nhiều hình thức để gia đình người có công vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống. Phối hợp Ngân hàng chính sách xã hội xem xét hỗ trợ cho vay vốn sản xuất đối với hộ chính sách nghèo trên toàn tỉnh; thực hiện đầy đủ, chính xác, kịp thời các chính sách, chế độ trợ cấp đối với người có công với cách mạng theo quy định hiện hành.

 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc xác nhận và thực hiện giải quyết chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, kịp thời biểu dương khen thưởng tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, người có công, gia đình người có công tiêu biểu.

Tập trung các nguồn vận động quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, để thực hiện việc hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng còn khó khăn mà khả năng không tự lo được. Đẩy mạnh đầu tư xây dựng, sửa chữa, tôn tạo và nâng cấp các công trình ghi công liệt sĩ trên địa bàn tỉnh đảm bảo tính ổn định, lâu dài, khang trang, sạch đẹp nhằm phát huy tính giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.