Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Đối thoại doanh nghiệp và cơ quan Bảo hiểm xã hội lần thứ 220

Hội nghị đối thoại giữa doanh nghiệp với cơ quan BHXH TP.HCM lần thứ 220 nhằm hỗ trợ quy định pháp luật liên quan đến BHXH

Sáng 31/3, Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC) và Bảo hiểm xã hội (BHXH TP.HCM) tổ chức hội nghị đối thoại giữa doanh nghiệp với cơ quan BHXH TP.HCM lần thứ 220.

Hội nghị nhằm hỗ trợ phổ biến quy định của pháp luật và giải đáp các câu hỏi vướng mắc, tháo gỡ khó khăn về các vấn đề liên quan đến BHXH như việc trích nộp BHXH và giải quyết các chế độ chính sách BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của cộng đồng doanh nghiệp TP.

Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC) và Bảo hiểm xã hội (BHXH TP.HCM) tổ chức hội nghị đối thoại giữa doanh nghiệp với cơ quan BHXH TP.HCM lần thứ 220.

Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC) và Bảo hiểm xã hội (BHXH TP.HCM) tổ chức hội nghị đối thoại giữa doanh nghiệp với cơ quan BHXH TP.HCM lần thứ 220.

Hội nghị có sự tham gia của gần 200 DN. Thông qua hội nghị, các DN đã đặt câu hỏi trực tiếp và được ban tổ chức trả lời những trường hợp cụ thể đặt ra tại đơn vị. Đồng thời, Ban tổ chức cũng đã nhận hơn 25 câu hỏi của DN liên quan đến các vấn đề về mức đóng BHXH, căn cứ đóng BHXH cho người lao động khi thuộc trường hợp F1, F0, thủ tục khai báo đăng ký hồ sơ BHXH, giải quyết chế độ ốm đau và chính sách hỗ trợ người lao động trong đại dịch Covid-19, những vướng mắc trong quá trình tham gia BHXH qua ứng dụng VssID.

Cụ thề, đại diện công ty Kilobytes TP.HCM hỏi trường hợp nhân viên ký hợp đồng là 40% lương căn bản và 60% phụ cấp nhưng không chia tách chi tiết từng loại phụ cấp thì mức đóng bảo hiểm bắt buộc là bao nhiêu?

BHXH TP.HCM cho biết, căn cứ Luật BHXH năm 2014, Luật BHYT năm 2008 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật BHYT năm 2014, Luật Việc làm năm 2013, Luật An toàn Vệ sinh Lao động năm 2015 và các văn bản hướng dẫn dưới Luật quy định: Người lao động hưởng lương do người sử dụng lao động quyết định thì mức tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNNN là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động và không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường; Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định. Như vậy, với câu hỏi của đơn vị thì phải đóng BHXH bao gồm tiền lương + phụ cấp ghi trong hợp đồng lao động.

Doanh nghiệp đặc cau hỏi tại hội nghị.

Doanh nghiệp đặc cau hỏi tại hội nghị.

Trường hợp nhân viên ký hợp đồng với mức đóng lương gộp không gồm phụ cấp: "Điện thoại, xăng, ngoại ngữ, chuyên cần, phụ cấp đi lại" thì mức đóng bảo hiểm bắt buộc gồm những khoản nào?

BHXH TP.HCM trả lời, căn cứ Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 và Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định đối với người lao động hưởng tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH từ 01/01/2018, gồm: Mức lương ghi trong HĐLĐ; Phụ cấp lương: phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự; Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

 Sau bao nhiêu ngày Công ty phải hoàn tất thủ tục chấm dứt quan hệ lao động/ thôi việc/ nghỉ việc cho người lao động?

Sau bao nhiêu ngày Công ty phải hoàn tất thủ tục chấm dứt quan hệ lao động/ thôi việc/ nghỉ việc cho người lao động?

Theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH thì các khoản không tính làm căn cứ đóng BHXH bao gồm: Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động; Tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác thì ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.

 Sau bao nhiêu ngày Công ty phải hoàn tất thủ tục chấm dứt quan hệ lao động/ thôi việc/ nghỉ việc cho người lao động?

Theo Khoản 1 Điều 45, khoản 1 và khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động:

Phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động, trừ một số trường hợp theo quy định của pháp luật lao động. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của người lao động.

Đối thoại giải đáp vướng mắc về các vấn đề liên quan đến BHXH cho doanh nghiệp.

Đối thoại giải đáp vướng mắc về các vấn đề liên quan đến BHXH cho doanh nghiệp.

Những trường hợp sau đây được kéo dài thời gian thanh toán nhưng không được quá 30 ngày:

- Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

- Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;

- Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

- Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

 Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu đã giữ của người lao động; Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

Nếu vượt quá thời hạn cung cấp chứng từ cho người lao động mà Doanh nghiệp vẫn chưa cung cấp chứng từ thì người lao động cần làm gì để chốt sổ và các giấy tờ liên quan bảo hiểm thất nghiệp?

BHXH TP.HCM trả lời, người lao động cần yêu cầu người sử dụng lao động chốt sổ và các giấy tờ liên quan bảo hiểm thất nghiệp, trường hợp không được giải quyết thì khởi kiện người sử dụng lao động tại Tòa án nhân dân theo quy định pháp luật.