Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Giải pháp để thu hút nguồn nhân lực và giữ chân người lao động sau dịch Covid-19

(Dân sinh) - Theo các chuyên gia, để thu hút nguồn nhân lực và giữ chân người lao động (NLĐ) sau dịch Covid-19 các doanh nghiệp cần nắm bắt và đáp ứng nhu cầu của NLĐ, ưu tiên phúc lợi,… để NLĐ yên tâm làm việc.

Sáng ngày 14/6, tại Long An, ManpowerGroup Việt Nam phối hợp cùng Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Long An tổ chức Hội thảo Giữ chân NLĐ sau địa dịch Covid-19. Hội thảo nhằm cập nhật những thông tin mới nhất về thị trường lao động năm 2022, chiến lược gắn kết người lao động và giữ chân NLĐ thông qua các lợi ích phi tiền mặt cùng những thực tiễn điển hình đã được triển khai thành công tại các doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam.

Hội thảo thu hút hơn 300 đại diện doanh nghiệp cùng các chuyên gia, lãnh đạo đã cùng tham gia.

Hội thảo thu hút hơn 300 đại diện doanh nghiệp cùng các chuyên gia, lãnh đạo đã cùng tham gia.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Phạm Anh Thắng - Phó Chánh Văn phòng Bộ LĐ-TB&XH, Trưởng Đại diện Văn phòng Bộ tại TP.HCM cho biết, hiện nay tình hình dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát, tình hình kinh tế - xã hội đã khởi sắc, hầu hết các ngành, lĩnh vực đang trong giai đoạn phục hồi và tăng trưởng trở lại, theo đó, thị trường lao động dần có sự phục hồi trở lại. 

Tuy nhiên, theo ông Thắng, bên cạnh những tín hiệu khởi sắc, đặc biệt là nguồn cung lao động vẫn đang đặt ra một số vấn đề như: Cung lao động chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi kinh tế, đặc biệt đối với lao động có trình độ chuyên môn cao; Một số địa phương, khu vực, ngành nghề vẫn đang xảy ra tình trạng mất cân đối cung cầu, thiếu hụt nguồn cung cục bộ; Trình độ NLĐ chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu công nghệ, nhất là giai đoạn phục hồi, nhiều doanh nghiệp đang rất tích cực thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0; Cơ cấu lao động giữa khu vực chính thức và phi chính thức chưa trở lại trạng thái trước khi có dịch bệnh và đang thiếu những động lực tích cực để thúc đẩy cho sự chuyển dịch mạnh mẽ số lao động phi chính thức sang chính thức; Khả năng kết nối cung - cầu, giới thiệu việc làm đáp ứng yêu cầu thị trường cũng chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thực tế. 

Chia sẻ thêm tại Hội thảo, ông Phạm Anh Thắng cho rằng để thu hút nguồn nhân lực và giữ chân NLĐ,…các doanh nghiệp cần hỗ trợ chỗ ở cho NLĐ để họ yên tâm làm việc ổn định.

Chia sẻ thêm tại Hội thảo, ông Phạm Anh Thắng cho rằng để thu hút nguồn nhân lực và giữ chân NLĐ,…các doanh nghiệp cần hỗ trợ chỗ ở cho NLĐ để họ yên tâm làm việc ổn định.

“Hiện nay, Bộ LĐ-TB&XH cũng đã đề xuất và triển khai nhiều giải pháp để phục hồi thị trường lao động như tập trung đảm bảo an sinh xã hội cơ bản cho người lao động; cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo kỹ năng cho người lao động để đáp ứng chuyển đổi số; phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, tăng cường kết nối cung - cầu lao động để sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, tuy nhiên những giải pháp trên mới chỉ đáp ứng một phần yêu cầu của thị trường lao động và còn rất nhiều vấn đề đặt ra”, ông Thắng thông tin thêm.

Theo ông Thắng, Hội thảo với chủ đề ‘Giữ chân NLĐ sau đại dịch Covid-19’ không chỉ là việc triển khai nội dung của Bản ghi nhớ với Bộ LĐ-TB&XH mà còn là cơ hội để các nhà quản lý doanh nghiệp, các chuyên gia làm công tác nhân sự tại doanh nghiệp có cái nhìn thực chất hơn về tình hình lao động, cùng nhau trao đổi sâu hơn về thực trạng thị trường lao động trên địa bàn tỉnh; các xu hướng và mong muốn mới của NLĐ sau đại dịch … từ đó gợi ý các giải pháp hướng tới thu hút, giữ chân và gắn kết người lao động cho sự phát triển bền vững và lâu dài của doanh nghiệp.
Theo các chuyên gia, đôi khi, người lao động rời bỏ công ty không phải ở mức lương mà là do khả năng lãnh đạo của người quản lý.

Theo các chuyên gia, đôi khi, người lao động rời bỏ công ty không phải ở mức lương mà là do khả năng lãnh đạo của người quản lý.

Tại Hội thảo, bà Nguyễn Thu Trang - Giám đốc tuyển dụng cấp cao và Tư vấn nhân sự ManpowerGroup Việt Nam cho rằng, sau dịch Covid-19, người lao động đang mong đợi nhiều hơn ở doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần chú trọng nhiều hơn đến phúc lợi, tính linh hoạt, mức lương cạnh tranh, điều kiện làm việc tốt, văn hóa doanh nghiệp và cơ hội phát triển kỹ năng cho người lao động. 

Theo bà Trang trên thực tế, các doanh nghiệp thấu hiểu rõ tầm quan trọng của các phúc lợi đối với NLĐ. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, một vài phúc lợi mà NLĐ kỳ vong hiện vẫn chưa thực hiện được, trong đó chương trình đào tạo và phát triển kỹ năng, phụ cấp ăn trưa, chế độ giờ làm việc linh hoạt hay chương trình thi đua khen thưởng,… 

Hiện nay, trên toàn tỉnh Long An vẫn đang thiếu hụt hàng chục nghìn lao động, các doanh nghiệp trên địa bàn gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng, và quan trọng hơn là giữ chân người lao động gắn kết với doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường lao động nhiều thách thức.

Hiện nay, trên toàn tỉnh Long An vẫn đang thiếu hụt hàng chục nghìn lao động, các doanh nghiệp trên địa bàn gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng, và quan trọng hơn là giữ chân người lao động gắn kết với doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường lao động nhiều thách thức.

“NLĐ hiện đang mong đợi ở doanh nghiệp nhiều hơn bao giờ hết. Họ muốn được chú trọng hơn về sức khoẻ thể chất và tinh thần, đồng thời cũng mong muốn những yếu tố khác như sự linh hoạt thu nhập cạnh tranh, môi trường làm việc tốt, văn hoá doanh nghiệp truyền cảm hứng hay cơ hội trau dồi kỹ năng. Những doanh nghiệp thấu hiểu được mong muốn này của NLĐ và phát triển chiến lược phù hợp sẽ thành công trong kỷ nguyên thiếu hụt nhân tài hiện nay”, bà Trang nhận định. 

Bà Trang kiến nghị các doanh nghiệp gia tăng sức khỏe thể chất và tinh thần cho nhân viên thông qua mô hình 3T. Đó là "Tài chính tốt", lương thưởng cạnh tranh dựa trên hiệu suất lao động; "Tinh thần tốt", tạo dựng môi trường làm việc công bằng, thân thiện; "Thể chất tốt", tăng cường hoạt động thể thao ngay chính tại nơi làm việc.

Theo các diễn giả, trong rất nhiều lựa chọn về chính sách lương và phúc lợi dành cho NLĐ, doanh nghiệp cần lựa chọn các ưu tiên dựa trên mong muốn của nhân viên, đồng thời vẫn theo đúng định hướng kinh doanh và tầm nhìn dài hạn.

Theo các diễn giả, trong rất nhiều lựa chọn về chính sách lương và phúc lợi dành cho NLĐ, doanh nghiệp cần lựa chọn các ưu tiên dựa trên mong muốn của nhân viên, đồng thời vẫn theo đúng định hướng kinh doanh và tầm nhìn dài hạn.

Ông Mai Văn Nhiều - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Long An nhận định, mức lương là yếu tố rất quan trọng để giữ chân lao động, tuy nhiên, phúc lợi cũng có vai trò rất lớn.

"Về phía cơ quan chức năng, tỉnh sẽ đảm bảo chính sách tốt nhất, kịp thời nhất để giữ chân lao động ở lại Long An. Địa phương cũng sẽ tạo môi trường đời sống an toàn cho người lao động để an tâm làm việc, họ không sợ bị nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội, đảm bảo quyền lợi chính đáng. Cùng với đó, tỉnh đang xây dựng hệ thống nhà ở công nhân giá phù hợp để lao động có nơi ở ổn định", ông Nhiều khẳng định.