Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Gói 62 nghìn tỷ: Tạo được niềm tin và dấu ấn trong toàn dân

(Dân sinh) - Đại biểu Nguyễn Sĩ Cương (Ninh Thuận) nêu bật, trong khi điều kiện ngân sách còn rất là khó khăn, Chính phủ cũng đã dành nguồn ngân sách không nhỏ để hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp. Còn đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) nhấn mạnh, một số lĩnh vực tạo được niềm tin và dấu ấn trong toàn dân. Đó là Chính phủ đã chi ngân sách 62 nghìn tỷ đồng.

Cần có chủ trương không để tỉnh nào ở lại phía sau

Tham gia thảo luận tại Hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2019, tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2020, đại biểu Nguyễn Thị Xuân (Đắk Lắk) đánh giá cao việc Chính phủ, Thủ tướng đã sử dụng linh hoạt, kịp thời, có hiệu quả các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng, đầu tư, lao động - việc làm, an sinh xã hội và thương mại… 

Do đó, đã duy trì được trạng thái kinh tế vi mô không bị suy giảm nhanh và trong tầm kiểm soát, đồng thời bảo đảm an sinh xã hội. 

Gói 62 nghìn tỷ: Tạo được niềm tin và dấu ấn trong toàn dân - Ảnh 1.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình): Một số lĩnh vực tạo được niềm tin và dấu ấn trong toàn dân. Đó là Chính phủ đã chi ngân sách 62 nghìn tỷ đồng.

Cơ bản thống nhất với các nội dung trong Báo cáo của Chính phủ, đại biểu Bùi Văn Cường (Gia Lai) nhấn mạnh, gói hỗ trợ 62.000 tỷ của Chính phủ đã tác động to lớn đến người dân lúc gặp khó khăn; đang hỗ trợ kịp thời cho người lao động, người yếu thế và doanh nghiệp.

"Chúng tôi đánh giá cao kết quả phát triển kinh tế những tháng đầu năm 2020, đặc biệt mức tăng trưởng quý I của chúng ta 3,82%, cao nhất trong khu vực. Trong khi nhiều nước trên thế giới tăng trưởng âm", ông Cường nói.

Đánh giá, những tháng đầu năm 2020, thế giới có nhiều xung đột, khó khăn làm ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên theo đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình), tiếp tục thực hiện mục tiêu được Chính phủ xác định "bứt phá thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển KT-XH cuối nhiệm kỳ 2016 - 2020", kết quả nổi bật là chủ trương đúng đắn của Đảng, quyết tâm của Chính phủ, bộ ngành và toàn dân hết sức đồng lòng. 

Một số lĩnh vực tạo được niềm tin và dấu ấn trong toàn dân. Đó là Chính phủ đã chi ngân sách 62 nghìn tỷ đồng. 

Hệ thống ngân hàng khi có thông tin về dịch Covid đã chủ động chỉ đạo các đơn vị tham mưu, khẩn trương nắm bắt tình hình, đề giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 

"Tôi chia sẻ rất nhiều với Chính phủ và Bộ Lao động-TB&XH, vì các địa phương không triển khai nghiêm túc, thì Chính phủ và Bộ cũng không thể làm thay.

"Dù có "3 đầu 6 tay" cũng không thể kiểm soát hết được. Tới đây, những cán bộ thoái hóa, biến chất cũng sẽ bị xem xét, xử lý kỷ luật, nhưng vấn đề là các chương trình hỗ trợ của Chính phủ thực sự mang lại hiệu quả", đại biểu Nguyễn Sỹ Cương phát biểu.

Đồng thời làm việc trực tiếp với các tổ chức tín dụng để rà soát, đánh giá mức độ gây hại của dịch, xây dựng kịch bản hành động và chương trình cụ thể.

Cùng với đó, tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả, bảo đảm thanh khoản cho nền kinh tế. 

Ông Phương cũng cho rằng, hệ thống ngân hàng chính sách cũng đi sát với người dân, cho vay xóa đói, giảm nghèo…

Theo đó, ông đơn cử, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng khẩn trương chỉ đạo trợ cấp đúng thời gian, đúng đối tượng; Bộ Giao thông vận tải cũng có nhiều biến động, đổi mới trong các lĩnh vực.

Gói 62 nghìn tỷ: Tạo được niềm tin và dấu ấn trong toàn dân - Ảnh 3.

Đại biểu Nguyễn Sĩ Cương (Ninh Thuận): Các địa phương không triển khai nghiêm túc, thì Chính phủ và Bộ LĐ- TB&XH cũng không thể làm thay. “Dù có "3 đầu 6 tay" cũng không thể kiểm soát hết được.

Tuy nhiên, để tạo sự đồng nhất, có đà bứt phá, đưa nền kinh tế phát triển bền vững, cùng với thực hiện "không để ai ở lại phía sau", ông Nguyễn Ngọc Phương đề nghị, "cần có chủ trương không để tỉnh nào ở lại phía sau".

Tránh "bò đi lạc nhà quan, quan đi lạc vào... hộ cận nghèo"

Về triển khai các chính sách, gói hỗ trợ người khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, đại biểu Nguyễn Thanh Hải (đoàn Tiền Giang) cho rằng, cần được các bộ ngành, địa phương chỉ đạo thanh tra, giám sát chặt chẽ để đảm bảo bảo đúng đối tượng thụ hưởng, tránh tình trạng "bò đi lạc nhà quan, quan đi lạc vào... hộ cận nghèo". 

Chung quan điểm, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) nêu bật, trong khi điều kiện ngân sách còn rất là khó khăn, Chính phủ cũng đã dành nguồn ngân sách không nhỏ để hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp. 

"Các hỗ trợ đó thực sự thiết thực và mang tính nhân văn sâu sắc", đại biểu đoàn Ninh Thuận nhấn mạnh.

Tuy nhiên, đại biểu bày tỏ sự băn khoăn, vẫn còn có một số bộ phận cán bộ cố tình làm trái vì mục tiêu vụ lợi, "thay vì triển khai các chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể của Chính phủ và của Bộ Lao động - TB&XH thì họ đã nghĩ ra đủ cách, đủ mánh khóe để chiếm đoạt tiền hỗ trợ cũng như thu vén cho gia đình và họ hàng mình".

Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương nêu, lâu nay, cứ mỗi khi Chính phủ có một chương trình hỗ trợ cho người dân do bị thiệt hại, do thiên tai, dịch bệnh thì một bộ phận không nhỏ cán bộ chính quyền cơ sở dường như lại coi đó là một cơ hội để trục lợi.

Theo đó, đại biểu thẳng thắn chia sẻ rất nhiều với Chính phủ và Bộ Lao động – TB&XH, vì các địa phương không triển khai nghiêm túc, thì Chính phủ và Bộ cũng không thể làm thay.

"Dù có "3 đầu 6 tay" cũng không thể kiểm soát hết được. Tới đây, những cán bộ thoái hóa, biến chất cũng sẽ bị xem xét, xử lý kỷ luật", ông Cương nhấn mạnh.

Tuy thế, đại biểu tỉnh Bình Thuận thêm một lần nữa khẳng định, "vấn đề là các chương trình hỗ trợ của Chính phủ thực sự mang lại hiệu quả", ông nói.