Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Hà Nội tổ chức tuyên truyền phòng, chống ma túy và HIV/AIDS tại Cơ sở Cai nghiện ma túy

Hoạt động tuyên truyền Luật phòng chống ma túy và Luật Phòng chống HIV/AIDS có ý nghĩa quan trọng, giúp cán bộ và học viên cơ sở hiểu rõ hơn, đúng hơn và đầy đủ hơn các điểm mới trong các bộ Luật phòng chống ma túy và luật phòng chống HIV/AIDS, từ đó cán bộ sẽ có sự vận dụng hiệu quả vào nhiệm vụ chuyên môn , học viên sẽ có ý thức chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như phòng chống tái nghiện tạo nên hiệu quả lâu dài trong công tác Phòng chống ma túy nói chung.

Thực hiện Kế hoạch 2367/KH – SLĐTBXH ngày 14/6/2022 của Sở LĐ-TB&XH Hà Nội về việc tổ chức các hội nghị tuyên truyền phòng, chống ma túy, HIV/AIDS tại các Cơ sở Cai nghiện ma túy công lập trên địa bàn năm 2022, vừa qua, Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội Hà Nội cùng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC) đã phối hợp với các Cơ sở Cai nghiện ma túy số 2, 3, 5, 6, 7… tổ chức tuyên truyền, phổ biển kiến thức pháp luật cho cán bộ và hàng nghìn học viên đang điều trị tại Cơ sở.

Theo ông Phùng Quang Thức - Chi cục trưởng Chi cục PCTNXH Hà Nội, thời gian vừa qua, cán bộ và học viên tại các cơ sở cai nghiện ma túy đã được tuyên truyền về các Luật mới này, qua các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại các Cơ sở đã tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong nhận thức và ý thức chấp hành pháp của học viên cai nghiện ma túy tại Cơ sở. Tuy nhiên, các bộ luật mới này có hiệu lực chưa lâu nên việc nắm bắt về những điểm mới còn có những mặt hạn chế vì vậy việc tiếp tục được được tuyên truyền giúp cán bộ và học viên các Cơ sở nắm bắt kỹ và hiểu sâu hơn về những điểm mới của các Luật này. Từ đó, nâng cao ý thức và kỹ năng chấp hành pháp luật của học viên.

Tuyên truyền phòng, chống ma túy và HIV/AIDS tại Cơ sở Cai nghiện ma túy số 6 Hà Nội.

Tuyên truyền phòng, chống ma túy và HIV/AIDS tại Cơ sở Cai nghiện ma túy số 6 Hà Nội.

Tại các hội nghị, hàng nghìn học viên và cán bộ tại các cơ sở cai nghiện đã được ông  Nguyễn Văn Lập, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội Hà Nội, và cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội tuyên truyền về Luật phòng, chống ma túy năm 2021; Luật xử lý vi phạm hành chính 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật XLVPHC năm 2020; Luật cư trú năm 2020; Luật khám chữa bệnh năm 2009; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)...

Luật số 71/2020/QH14 ngày 16/11/2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành như: Nghị định 105/2021/NĐ-CP ngày 04/12/2021 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống ma túy; Nghị định 109/2021/NĐ-CP ngày 08/12/2021 của Chính phủ, quy định cơ sở y tế đủ điều kiện xác định tình trạng nghiện ma túy và hồ sơ, trình tự, thủ tục xác định tình trạng nghiện ma túy; Nghị định 116/2021/NĐ-CP ngày 21/12/2021 của Chính phủ, quy định chi tiết một số điều của Luật PCMT, Luật XLVPHC về cai nghiện ma túy và quản lý SCNMT; Thông tư 18/2021/TT-BYT ngày 16/11/2021 của Bộ Y tế, quy định tiêu chuẩn chẩn đoán và quy trình chuyên môn để xác định tình trạng nghiện ma túy…Qua đó, học viên nắm được và chấp hành tốt trong thời gian cai nghiện tại cơ sở cũng như khi trở về cộng đồng để có ý thức cai nghiện và thực hiện tốt quy định pháp luật tránh việc tiếp tục vi phạm pháp luật.

Tại các hội nghị tuyên truyền, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội) đã trình bày các điểm mới trong luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2021. Các điểm mới trong quyền và nghĩa vụ các trường hợp nhiễm HIV/AIDS trong đó đặc biệt nhấn mạnh vấn đề chăm sóc sức khỏe các đối tượng nhiễm HIV/AIDS; các đối tượng nhiễm HIV được nhà nước cấp miễn phí thuốc kháng HIV; nguồn tài chính cho phòng chống HIV/AIDS; quy định điều trị dự phòng cho người phơi nhiễm HIV; vấn đề phạm vi tiếp cận thông tin người nhiễm HIV; trách nhiệm người đứng đầu cơ quan quản lý người nhiễm HIV/AIDS và công tác truyền thông HIV/AIDS… Ngoài ra, báo cáo viên còn cập nhật những kiến thức, thông điệp mới và giới thiệu những thành tựu trong phòng, chống, dự phòng, điều trị HIV/AIDS hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Việt Nam năm 2030.

Thông qua các hội nghị tuyên truyền đã giúp cán bộ và học viên các Cơ sở hiểu rõ hơn, đúng hơn và đầy đủ hơn các điểm mới trong các bộ luật này. Từ đó giúp cán bộ sẽ có sự vận dụng hiệu quả vào nhiệm vụ chuyên môn, học viên sẽ có ý thức chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như phòng chống tái nghiện tạo nên hiệu quả lâu dài trong công tác phòng chống ma túy, phòng chống HIV/AIDS nói chung. Vì thế, đây thực sự là một hoạt động có ý nghĩa thiết thực.