Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Hà Tĩnh: Đẩy mạnh phong trào "Đền ơn đáp nghĩa"

(Dân sinh) - Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh luôn nỗ lực, cố gắng chăm sóc NCC với cách mạng, với ý thức chăm sóc NCC không chỉ là bổn phận, là đạo lý, trách nhiệm mà còn là niềm vinh dự của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và của mọi người. Luôn với phương châm: "Chăm sóc người có công là tri ân, là việc làm thường xuyên".

Trong những năm qua, Cấp ủy đảng, chính quyền, Ủy ban MTTQ các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp và mọi và mọi từng lớp Nhân dân không ngừng đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng và tổ chức thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, NCC, thực hiện phong trào ĐƠĐN, không để NCC thuộc diện hộ nghèo. 

Chú trọng nêu gương "người tốt, việc tốt", tấm gương tiêu biểu về tinh thần tự lực, tự cường của TB, BB, NCC, tham gia công tác NCC, chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và phụng dưỡng Bà mẹ VNAH, nhất là các gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn, NCC hiện đang sống cô đơn, không nơi nương tựa, công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ. Đẩy nhanh việc tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin; chăm lo, phụng dưỡng Bà mẹ VNAH, dạy nghề, tạo việc làm, giúp đỡ các gia đình chính sách phát triển sản xuất, kinh doanh…  

Công tác TB-LS, chăm sóc NCC ở Hà Tĩnh đã từng bước được xã hội hóa với nhiều phong trào sâu rộng có ý nghĩa chính trị - xã hội và nhân văn sâu sắc… Chăm lo gia đình chính sách là tri ân, là việc làm thường xuyên…

Hà Tĩnh: Đẩy mạnh phong trào "Đền ơn đáp nghĩa" - Ảnh 1.

Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh thăm và tặng quà gia đình chính sách NCC trên địa bàn tỉnh

Trong nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Tĩnh đã luôn nỗ lực, cố gắng chăm sóc NCC với ý thức không chỉ là bổn phận, đạo lý, là trách nhiệm mà còn là niềm vinh dự với các cấp, ngành, tổ chức xã hội và người dân. Nhiều cơ quan, đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm và nhân dân trong tỉnh đã tích cực tham gia phong trào phụng dưỡng MVNAH, tặng nhà tình nghĩa, xây dựng Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa". 

Công tác chăm sóc NCC với nước đã được triển khai thực hiện thường xuyên, sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân bằng nhiều việc làm cụ thể, hình thức phong phú, sáng tạo. Phong trào đền ơn đáp nghĩa tiếp tục được toàn xã hội quan tâm, phân bổ kinh phí tu bổ, nâng cấp các công trình ghi công liệt sĩ, rà soát, kiểm tra, phân loại người có công thuộc đối tượng hộ nghèo, hộ giáo dân và tổ chức thực hiện chế độ chính sách ưu đãi người có công kịp thời đảm bảo theo quy định pháp luật. 

Bên cạnh việc thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách thường xuyên, hàng năm, ngành LĐ-TB&XH đã tổ chức điều dưỡng tập trung và điều dưỡng tại nhà cho hàng nghìn NCC, cấp thẻ BHYT cho 100% NCC và thân nhân của họ. Đời sống của các đối tượng chính sách cơ bản ổn định, duy trì 100% số hộ gia đình chính sách có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống bình quân nơi cư trú.

Đến nay, toàn tỉnh Hà Tĩnh đã xác nhận, giải quyết chế độ chính sách cho 429.474 lượt hồ sơ đối tượng NCC, Cùng với việc thực hiện các chính sách ưu đãi của Ðảng và Nhà nước, các phong trào "Ðền ơn đáp nghĩa", "Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và NCC với cách mạng" với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực, như: Xây nhà tình nghĩa, lập Quỹ Ðền ơn đáp nghĩa, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa, phụng dưỡng các Bà mẹ VNAH, ổn định đời sống thương binh, bệnh binh nặng, chăm sóc bố mẹ liệt sĩ già yếu cô đơn, con liệt sĩ… 

Hà Tĩnh: Đẩy mạnh phong trào "Đền ơn đáp nghĩa" - Ảnh 2.

Hàng năm thực hiện chi trả kịp thời kinh phí trợ cấp thường xuyên trên  43.000 người, trợ cấp một lần 50.000 lượt người và các chính sách khác với kinh phí trên 1.000 tỷ đồng; trên 50.000 đối tượng người có công và thân nhân người có công được cấp thẻ BHYT và khám, chữa bệnh theo quy định; có gần 20 nghìn đối tượng được đi điều dưỡng tập trung và điều dưỡng tại gia đình với kinh phí trên 25 tỷ đồng. 

Đặc biệt, vào dịp Tết Nguyên đán và ngày thương binh, liệt sỹ 27/7 hàng năm, các cấp, các ngành chỉ đạo, tổ chức trao quà của Chủ tịch nước đảm bảo kịp thời, chú đáo, đạt mục đích, ý nghĩa. Ngoài quà của Chủ tịch nước, UBND tỉnh, huyện, xã trích ngân sách trên 35 tỷ đồng/năm để tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tặng quà cho người có công, dâng hoa, dâng hương tại các công trình ghi ơn các anh hùng liệt sĩ kịp thời, chu đáo.

Thực hiện QĐ số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở, UBND tỉnh đã ban hành QĐ số 2762/QĐ-UBND ngày 05/9/2013 về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ 5.158 hộ với tổng kinh phí là 155,5 tỷ đồng. Đến nay, đã hỗ trợ và cấp kinh phí cho 4.598 hộ, trong đó tiến hành xây mới 2.349 căn nhà, sửa chữa 2.249 nhà với kinh phí trên 139 tỷ đồng.

 Thực hiện chính sách hỗ trợ dạy nghề giải quyết việc làm nâng cao đời sống, thu nhập của người có công. Đầu năm 2019, toàn tỉnh có 433 hộ nghèo là hộ người người có công với 2.023 nhân khẩu. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, cùng sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành, đến cuối năm 2019, toàn tỉnh đã có 100% gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của Nhân dân nơi cư trú và không còn hộ nghèo có thành viên là NCC.

Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Trí Lạc cho biết:"Trong những năm qua, đặc biệt là năm 2020-2021 ngành LĐ-TB&XH Hà Tĩnh đã không ngừng tham mưu cấp ủy chính quyền các cấp thực hiện ngày càng tốt hơn công tác đền ơn đáp nghĩa. Tuy nhiên, để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, chăm sóc người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh, trong thời gian tới, chính quyền các cấp, các địa phương cần tiếp tục tập trung triển khai thực hiện tốt các chế độ, chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng theo Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về ưu đãi NCC với cách mạng (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2021) bao gồm một số nội dung được điều chỉnh bổ sung như: Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi NCC với cách mạng. Chế độ ưu đãi NCC với cách mạng và thân nhân của NCC. Chế độ ưu đãi đối với Bà mẹ VNAH. Những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực ưu đãi NCC với cách mạng". 

"Tiếp tục đẩy mạnh phong trào "Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và NCC với cách mạng", bảo đảm thiết thực, sâu rộng, hiệu quả; huy động sự tham gia của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong việc xây dựng và phát triển Quỹ "Ðền ơn đáp nghĩa". Thường xuyên quan tâm, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của NCC, kiến nghị cấp ủy và cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời giải quyết các vấn đề liên quan, bảo đảm quyền lợi của NCC. Tiếp tục rà soát, xem xét, giải quyết hồ sơ đề nghị xác nhận NCC, đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường sự phối hợp hiệu quả giữa các cấp, các ngành và địa phương trong thực hiện công tác NCC kiên quyết xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật về chính sách ưu đãi NCC. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức, trách nhiệm của những người thực hiện công tác người có công; thực hiện nghiêm công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm trong thực hiện luật pháp, chính sách đối với NCC" - ông Nguyễn Trí Lạc thông tin thêm.

 "Trong thời gian tới, tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục thực hiện công tác chăm lo đời sống cho các gia đình chính sách, NCC, thực hiện tốt với nhiều hoạt động thiết thực như hỗ trợ làm nhà ở, thăm hỏi tặng quà nhân dịp lễ tết. Tiếp trục đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về công tác người có công với cách mạng. Triển khai thực hiện tốt Pháp lệnh ưu đãi NCC với cách mạng, bảo đảm thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách ưu đãi, nhất là các chính sách mới ban hành, không để tồn đọng. Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát kịp thời phát hiện và có biện pháp ngăn ngừa, xử lý nghiêm các tiêu cực trong thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công. 

Đẩy mạnh các phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", "Uống nước nhớ nguồn", "Xã, phường làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ, người có công" nhằm  huy động mọi nguồn lực xã hội cùng Đảng, Nhà nước chăm sóc tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần của NCC. Đẩy mạnh vận động Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, tạo điều kiện chăm lo tốt hơn đời sống các gia đình chính sách trên địa bàn tỉnh; khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu đề án số hóa hồ sơ NCC. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi trả chính sách ưu đãi NCC tại địa phương, đơn vị.  Tiếp tục duy trì, 100% hộ NCC ở Hà Tĩnh có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú, 100% xã, phường làm tốt công tác chăm sóc NCC. Đẩy mạnh các phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", "Uống nước nhớ nguồn" - Giám đốc Nguyễn Trí Lạc nhấn mạnh.