Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế: Đường dân sinh "kêu cứu"

Rất nhiều tuyến đường dân sinh ở các làng quê xứ Truồi (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) đang bị xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến việc đi lại, thông thương của người dân địa phương. Điều đáng nói, thực trạng hư hỏng trên các tuyến giao thông này diễn ra trong thời gian dài, nhưng đến nay việc khắc phục, sửa chữa, nâng cấp chưa được quan tâm thực hiện đúng nghĩa.

Một đoạn đường liên thôn ở thôn Đông An, xã Lộc Điền (Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) ngập đầy nước.

Một đoạn đường liên thôn ở thôn Đông An, xã Lộc Điền (Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) ngập đầy nước.

Xứ Truồi nằm ở phía Nam tỉnh Thừa Thiên - Huế, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 27km. Đây là vùng đất rộng bao quanh con sông Truồi với hơn 20 làng lớn nhỏ, nay thuộc hai xã Lộc An, Lộc Điền và một phần là xã Lộc Hoà, huyện Phú Lộc.       

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, có sông Truồi, giáp đầm Cầu Hai, Lộc An và Lộc Điền là những xã được hoạch định phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, mô hình nông nghiệp sạch, nuôi trồng thuỷ hải sản gắn với phát triển du lịch… Bên cạnh đó, do nằm trên trục Quốc lộ 1A, lại có chợ truyền thống Truồi - Lộc An khá lớn nên rất thuận lợi trong phát triển thương mại, dịch vụ. Chính vì thế, Lộc An và Lộc Điền được đánh giá là những địa phương có sự phát triển hơn so với mặt bằng chung ở huyện Phú Lộc.

Cả Lộc An và Lộc Điền đều được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới từ những năm 2017. Điều đó đồng nghĩa với các tiêu chí đặt ra như điện, đường, trường, trạm y tế đã được cải thiện theo hướng tích cực. Mặc dù vậy, trong suốt một thời gian dài, người dân một số khu vực sống ở vùng quê xứ Truồi phải chịu cảnh “nắng bụi, mưa lầy lội” vì đường dân sinh bị hư hỏng, xuống cấp; bị các xe vận tải chở vật liệu xây dựng, khoáng sản, gỗ nguyên liệu “băm nát”. Thực trạng đó không chỉ xảy ra trên những tuyến giao thông nối thôn với thôn, xóm với xóm mà cả những tuyến đường liên xã có mật độ người và phương tiện tham gia khá lớn, nối các khu dân cư với chợ, trường học, cơ sở sản xuất, cơ quan nhà nước…

Không những thế, cả tuyến đường công vụ phục vụ công tác kiểm tra, sửa chữa kênh dẫn nước Truồi và phục vụ cứu hộ, cứu nạn mùa mưa lũ cũng rơi cảnh tương tự. Dù đã có biển cấm các phương tiện qua lại nhưng hàng ngày, con đường này vẫn phải chịu hàng trăm lượt xe ô tô chở đất vật liệu, xe chở keo tràm công nghiệp chạy qua, khiến còn đường xuống cấp trầm trọng. Việc đi lại của người dân vô cùng khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn, nhất là vào mưa mưa. Theo người dân địa phương, dù đã nhiều lần kiến nghị, phản ánh nhưng đến nay các tuyến đường vẫn chưa được đầu tư sửa chữa, nâng cấp đúng nghĩa.

Hình ảnh nhiều tuyến đường dân sinh ở xứ Truồi xuống cấp, lầy lội vào mùa mưa:

Đường dọc kênh Truồi là đường công vụ, cấm các phương tiện qua lại.

Đường dọc kênh Truồi là đường công vụ, cấm các phương tiện qua lại.

Cách kênh dẫn nước khoảng 300 - 400m, một mỏ đất được chính quyền tỉnh  cấp cho Nhà máy gạch tuynel Lộc An lấy đất  nguyên liệu sản xuất gạch.

Cách kênh dẫn nước khoảng 300 - 400m, một mỏ đất được chính quyền tỉnh cấp cho Nhà máy gạch tuynel Lộc An lấy đất nguyên liệu sản xuất gạch.

Để vận chuyển đất từ mỏ về công ty, hàng ngày xe chở đất cho doanh nghiệp này đều chạy qua đoạn đường công vụ kênh Truồi, đoạn thuộc thôn Nam Trạch, xã Lộc An.

Để vận chuyển đất từ mỏ về công ty, hàng ngày xe chở đất cho doanh nghiệp này đều chạy qua đoạn đường công vụ kênh Truồi, đoạn thuộc thôn Nam Trạch, xã Lộc An.

Kết quả là con đường bị đất đỏ rơi từ các xe vận chuyển làm rơi vãi phủ dày, mặt đường tạo thành những sống trâu, đường rãnh lớn, trơn trượt.

Kết quả là con đường bị đất đỏ rơi từ các xe vận chuyển làm rơi vãi phủ dày, mặt đường tạo thành những sống trâu, đường rãnh lớn, trơn trượt.

Cầu bắc qua kênh Truồi, dẫn vào mỏ đất của Nhà máy gạch tuynel Lộc An bị xe tải chở đất cày nát, khiến người dân đi lại rất khó khăn.

Cầu bắc qua kênh Truồi, dẫn vào mỏ đất của Nhà máy gạch tuynel Lộc An bị xe tải chở đất cày nát, khiến người dân đi lại rất khó khăn.

Xe chở đất và chở keo tràm băm nát đường công vụ.

Xe chở đất và chở keo tràm "băm nát" đường công vụ.

Khi người dân phản ánh, UBND huyện Phú Lộc đơn giản trả lời đã chỉ đạo các ngành chuyên môn, UBND xã Lộc An tổ chức làm việc với Lãnh đạo Nhà máy gạch tuynel Lộc An. Qua làm việc, lãnh đạo nhà máy gạch cũng tiếp thu ý kiến phản ánh và đã khắc phục những đất đá rơi vãi, đồng thời cam kết không lưu thông vận chuyển đất nguyên liệu trên tuyến đường này. Tuy nhiên, theo thời gian, mọi việc vẫn không có gì thay đổi, còn con đường thì ngày càng hư hỏng nặng hơn.

Khi người dân phản ánh, UBND huyện Phú Lộc đơn giản trả lời đã chỉ đạo các ngành chuyên môn, UBND xã Lộc An tổ chức làm việc với Lãnh đạo Nhà máy gạch tuynel Lộc An. Qua làm việc, lãnh đạo nhà máy gạch cũng tiếp thu ý kiến phản ánh và đã khắc phục những đất đá rơi vãi, đồng thời cam kết không lưu thông vận chuyển đất nguyên liệu trên tuyến đường này. Tuy nhiên, theo thời gian, mọi việc vẫn không có gì thay đổi, còn con đường thì ngày càng hư hỏng nặng hơn.

Nằm vuông góc với đường công vụ kênh Truồi là đường liên xã Lộc An - Lộc Hoà nằm ở bờ bắc sông Truồi. Đây là tuyến đường huyết mạch, nối xã miền núi Lộc Hoà với chợ Trời - Lộc An, với Quốc lộ 1A và cũng là đường dẫn lên hồ thuỷ lợi Truồi. Trong ảnh, người dân khó khăn khi đi qua đoạn đường bị xuống cấp ngay trước cổng Nhà máy nước sạch xã Lộc An, thuộc thôn Nam Phước, xã Lộc An.

Nằm vuông góc với đường công vụ kênh Truồi là đường liên xã Lộc An - Lộc Hoà nằm ở bờ bắc sông Truồi. Đây là tuyến đường huyết mạch, nối xã miền núi Lộc Hoà với chợ Trời - Lộc An, với Quốc lộ 1A và cũng là đường dẫn lên hồ thuỷ lợi Truồi. Trong ảnh, người dân khó khăn khi đi qua đoạn đường bị xuống cấp ngay trước cổng Nhà máy nước sạch xã Lộc An, thuộc thôn Nam Phước, xã Lộc An.

Đoạn hư hỏng, xuống cấp mạnh nhất và cũng gây bức xúc cho người dân nhất trên tuyến đường này là đoạn qua thôn An Lại, xã Lộc An.

Đoạn hư hỏng, xuống cấp mạnh nhất và cũng gây bức xúc cho người dân nhất trên tuyến đường này là đoạn qua thôn An Lại, xã Lộc An.

Theo người dân địa phương, tình trạng hư hỏng trên tuyến đường này đã xảy ra trong nhiều năm nay và một trong những thủ phạm lớn nhất khiến mặt đường thủng lỗ chỗ, dày đặc ổ voi là do các chuyến xe chở vật liệu xây dựng từ khu bãi tập kết cát, sỏi Cây Sen chạy qua.

Theo người dân địa phương, tình trạng hư hỏng trên tuyến đường này đã xảy ra trong nhiều năm nay và một trong những "thủ phạm" lớn nhất khiến mặt đường thủng lỗ chỗ, dày đặc ổ voi là do các chuyến xe chở vật liệu xây dựng từ khu bãi tập kết cát, sỏi Cây Sen chạy qua.

Trước thực trạng đường xuống cấp ngày càng trầm trọng, người dân đã nhiều lần kiến nghị chính quyền các cấp khảo sát, có phương án khắc phục, sửa chữa để bảo đảm an toàn giao thông. Theo tìm hiểu của chúng tôi, vào năm 2017, tuyến đường này đã có kế hoạch sửa chữa nhưng kéo dài đến nay vẫn chưa thấy động thái nào từ cơ quan có liên quan. Năm 2020, trao đổi với báo chí, lãnh đạo UBND xã Lộc An cho biết, đã ghi vốn và kế hoạch sửa chữa đường để thực hiện trong năm 2021. Tuy nhiên hiện tại đã là năm 2022, tài xế lái xe đi qua đường vẫn phải dò dẫm từng tý một.

Trước thực trạng đường xuống cấp ngày càng trầm trọng, người dân đã nhiều lần kiến nghị chính quyền các cấp khảo sát, có phương án khắc phục, sửa chữa để bảo đảm an toàn giao thông. Theo tìm hiểu của chúng tôi, vào năm 2017, tuyến đường này đã có kế hoạch sửa chữa nhưng kéo dài đến nay vẫn chưa thấy động thái nào từ cơ quan có liên quan. Năm 2020, trao đổi với báo chí, lãnh đạo UBND xã Lộc An cho biết, đã ghi vốn và kế hoạch sửa chữa đường để thực hiện trong năm 2021. Tuy nhiên hiện tại đã là năm 2022, tài xế lái xe đi qua đường vẫn phải "dò dẫm" từng tý một.

Empty
Empty
Ổ gà, ổ voi nhiều đến mức không còn lối nào để tránh.

Ổ gà, ổ voi nhiều đến mức không còn lối nào để tránh.

Tương tự bờ Bắc, tuyến đường bờ Nam sông Truồi, chạy qua chợ Truồi - Lộc Điền, nối liền các thôn Miêu Nha, Sư Lỗ, Đông An (xã Lộc Điền) cũng đã có nhiều đoạn hư hỏng, xuống cấp. Từ năm 2021 đến nay, tuyến đường này đã nhiều lần được sửa chữa, nhưng cũng gây khá nhiều phiền toái cho người dân.

Tương tự bờ Bắc, tuyến đường bờ Nam sông Truồi, chạy qua chợ Truồi - Lộc Điền, nối liền các thôn Miêu Nha, Sư Lỗ, Đông An (xã Lộc Điền) cũng đã có nhiều đoạn hư hỏng, xuống cấp. Từ năm 2021 đến nay, tuyến đường này đã nhiều lần được sửa chữa, nhưng cũng gây khá nhiều phiền toái cho người dân.

Thay vì đầu tư sửa chữa, nâng cấp đồng bộ một lần, quá trình sửa chữa lại theo kiểu dàn trải, làm từng đợt và ngắt quãng từng đoạn đường. Cứ cách vài chục mét, người ta làm một đoạn rồi lại bỏ, tiến tới làm đoạn tiếp theo. Tôi chả hiểu vì sao họ lại làm kiểu đó, một người dân ở thôn Đông An, xã Lộc Điền thắc mắc.

Thay vì đầu tư sửa chữa, nâng cấp đồng bộ một lần, quá trình sửa chữa lại theo kiểu dàn trải, làm từng đợt và ngắt quãng từng đoạn đường. "Cứ cách vài chục mét, người ta làm một đoạn rồi lại bỏ, tiến tới làm đoạn tiếp theo. Tôi chả hiểu vì sao họ lại làm kiểu đó", một người dân ở thôn Đông An, xã Lộc Điền thắc mắc.

Không chỉ vậy, các tuyến đường nhánh, kết nối khu dân cư với đường huyết mạch cũng xuống cấp trầm trọng. Nhiều năm qua, người dân đi qua đoạn đường phía sau chợ Truồi - Lộc Điền (thuộc thôn Đông An) cũng phải dò dẫm để khỏi lạc tay lái vào các ổ gà nằm dưới vũng nước sâu. Để cảnh báo người đi đường, những biển báo tạm thời đã được cắm giữa đường như thế này.

Không chỉ vậy, các tuyến đường nhánh, kết nối khu dân cư với đường huyết mạch cũng xuống cấp trầm trọng. Nhiều năm qua, người dân đi qua đoạn đường phía sau chợ Truồi - Lộc Điền (thuộc thôn Đông An) cũng phải dò dẫm để khỏi lạc tay lái vào các ổ gà nằm dưới vũng nước sâu. Để cảnh báo người đi đường, những biển báo tạm thời đã được cắm giữa đường như thế này.

Đau khổ nhất là những hộ dân ở xóm cạnh trạm BTS, thôn Miêu Nha, xã Lộc Điền. Người dân đã về đây cư ngụ, sinh sống trải qua biết bao đời và dù Lộc Điền đã được công nhận là xã nông thôn mới từ lâu, nhưng đến năm 2022, đường dẫn vào khu dân cư này vẫn là đường đất. Cứ sau mỗi trận mưa, con đường lại biến thành ao tù, ruộng lầy.

Đau khổ nhất là những hộ dân ở xóm cạnh trạm BTS, thôn Miêu Nha, xã Lộc Điền. Người dân đã về đây cư ngụ, sinh sống trải qua biết bao đời và dù Lộc Điền đã được công nhận là xã nông thôn mới từ lâu, nhưng đến năm 2022, đường dẫn vào khu dân cư này vẫn là đường đất. Cứ sau mỗi trận mưa, con đường lại biến thành ao tù, ruộng lầy.

Nhiều năm trước, chính quyền địa phương đã quy hoạch mở rộng con đường này. Theo người dân, xã Lộc Điền cũng đã đến đo đạc, người dân cũng sẵn sàng hiến đất, nhưng không hiểu sao con đường vẫn mãi là đường đất, chưa được bê tông hoá như những khu dân cư khác.

Nhiều năm trước, chính quyền địa phương đã quy hoạch mở rộng con đường này. Theo người dân, xã Lộc Điền cũng đã đến đo đạc, người dân cũng sẵn sàng hiến đất, nhưng không hiểu sao con đường vẫn mãi là đường đất, chưa được bê tông hoá như những khu dân cư khác.

Khi được hỏi kế hoạch đầu tư làm con đường này hiện còn hay là không, ông Hoàng Sa, Chủ tịch UBND xã Lộc  cho biết: Còn mà theo lộ trình. Còn ông Phan Thanh Mẫn, Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc thì nói rõ hơn: Vì chưa có kinh phí nên chưa làm. Huyện đang huy động làm cơ chế đặc thù. Không biết cái cơ chế đặc thù mà ông Chủ tịch UBND huyện nói như thế nào, nhưng người dân thì đã dài cổ vì đợi con đường đi khang trang cho nó xứng là dân xã nông thôn mới rồi.

Khi được hỏi kế hoạch đầu tư làm con đường này hiện còn hay là không, ông Hoàng Sa, Chủ tịch UBND xã Lộc cho biết: "Còn mà theo lộ trình". Còn ông Phan Thanh Mẫn, Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc thì nói rõ hơn: "Vì chưa có kinh phí nên chưa làm. Huyện đang huy động làm cơ chế đặc thù". Không biết cái cơ chế đặc thù mà ông Chủ tịch UBND huyện nói như thế nào, nhưng người dân thì đã "dài cổ" vì đợi con đường đi khang trang cho nó xứng là dân xã nông thôn mới rồi.