Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô: Bảo tồn nguyên vẹn sinh cảnh tự nhiên, độc đáo của hệ sinh thái rừng

Khu bảo tồn nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa Tây Nguyên duyên hải Nam Trung bộ thuộc vùng sinh thái được xếp hạng ưu tiên bảo tồn nguồn gen động, thực vật rừng đặc hữu, quý hiếm, nhất là các loài thú móng guốc cỡ lớn, đặc biệt quý hiếm phân bổ tập trung của Việt Nam hiện nay, như bò rừng, bò tót đang có nguy cơ bị tuyệt chủng cao; góp phần duy trì, bảo vệ sự cân bằng môi trường sinh thái, phát huy vai trò giữ, điều tiết nguồn nước cho lưu vực đầu nguồn.

Lực lượng tuần tra bảo vệ rừng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô

Lực lượng tuần tra bảo vệ rừng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô

Khu bảo tồn thiên nhiên EaSô có quy mô 26.848,2 ha được phân thành 3 phân khu chức năng: Khu dịch vụ hành chính sản xuất, khu phục hồi sinh thái, khu bảo vệ nghiêm ngặt. Phía Bắc giáp tỉnh Gia lai, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên, phía Nam giáp xã EaSô huyện EaKar, phía Tây giáp các xã EaTam, Ea Puk; Ea Dih thuộc huyện Krông Năng.

Thời gian vừa qua, lực lượng kiểm lâm khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô thường xuyên triển khai các đợt truy quét tuần tra kiểm soát, phát hiện các đối tượng vi phạm trên địa bàn cũng như khu vực vùng sâu vùng xa, vùng đệm, đã phát hiện, bắt giữ, ngăn chặn kịp thời các hành vi săn bắn, vây bắt động vật hoang dã, khai thác, vận chuyển gỗ trái phép và tiến hành nhiều biện pháp, giải pháp đồng bộ. Vì vậy, tình hình vi phạm đã có dấu hiệu lắng xuống nhưng vẫn còn nhiều tiềm ẩn, nguy cơ về vấn nạn khai thác gỗ, săn bắn bẫy động vật hoang dã, nhằm phát huy hiệu quả công tác bảo vệ, bảo tồn.

Nhưng các khu vực giáp ranh với huyện Sông Hinh, Phú Yên và huyện Krông Pa, Gia Lai vẫn còn nhiều tiềm ẩn, nguy cơ, do điều kiện đường xá đi lại không thuận lợi, chủ yếu băng cắt đường rừng nên việc tiếp cận hiện trường, vùng giáp ranh gặp nhiều khó khăn.

Lực lượng tuần tra thường xuyên trong những khu rừng đặc biệt

Lực lượng tuần tra thường xuyên trong những khu rừng đặc biệt

Vì vậy, các đối tượng lâm tặc thường tổ chức thành nhóm, từ 5 - 10 xe máy độ chế xâm nhập vào rừng bằng đường mòn bên phía huyện Krông Pa - Gia Lai rồi vào Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô tại các tiểu khu 613, 621, 616, 617, 618 để khai thác gỗ.

Nhằm ngăn chặn hiệu quả các hành vi xâm hại đến tài nguyên thiên nhiên thuộc phạm vi quản lý, đơn vị đã phối hợp với chính quyền địa phương, các đơn vị tuyên truyền về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái cho cộng đồng, nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, vận động tuyên truyền sâu rộng trên địa bàn vùng đệm, vùng giáp ranh về Luật lâm nghiệp, công tác phòng chống cháy rừng trong mùa khô. Ngăn chặn những hành vi phá rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản lấn chiếm đất rừng, săn bắn bẫy bắt các loài động vật rừng.

Tuần tra kiểm soát những khu rừng có những cây gỗ quý hiếm

Tuần tra kiểm soát những khu rừng có những cây gỗ quý hiếm

Tiếp đó, đơn vị xây dựng đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô giai đoạn 2022 - 2030. Xác định những điểm có tiềm năng phát triển du lịch trong khu bảo tồn, xây dựng các tuyến du lịch, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Sau khi đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được phê duyệt, chủ trì, phối hợp với tổ chức, cá nhân lập dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo phương thức tự tổ chức, liên kết hoặc cho thuê môi trường rừng phù hợp với đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được phê duyệt.

Thực hiện ký cam kết hợp tác, phối hợp trong công tác nghiên cứu học với Viện Lâm nghiệp Nam Trung bộ và Tây Nguyên để triển khai tài nghiên cứu tại lâm phân Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô. Tổ chức hợp tác nghiên cứu khoa học, đào tạo với các trường đại học, nhà khoa học, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện nghiên cứu và đưa ra các giải pháp hiệu quả để làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn giám sát đa dạng sinh học tại khu bảo tồn.

Nơi đây lưu trữ những cây rừng quý hiếm

Nơi đây lưu trữ những cây rừng quý hiếm

Tìm kiếm, tiếp cận và xây dựng mối liên hệ với các chương trình dự án trong và ngoài nước để tăng cường hiệu quả nghiên cứu, giám sát và bảo tồn đa dạng sinh học một số loài đặc trưng nguy cấp, quý hiếm.