Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Kích cầu du lịch nội địa

(Dân sinh) - Khi cung vượt quá cầu, năng lực đáp ứng của các điểm cung cấp dịch vụ du lịch trở nên quá tải. Điều này đã được Tổng cục Du lịch chỉ ra trong văn bản về việc yêu cầu việc tăng cường công tác quản lý, chấn chỉnh hoạt động du lịch, đảm bảo chất lượng dịch vụ tại các địa phương.

Xuất phát từ những yếu tố trên, nhiều địa điểm du lịch của nước ta, chủ yếu là du lịch biển vào dịp hè lại đối mặt với tình trạng đông đúc, chen lấn lẫn nhau. Dạo một vòng cộng đồng mạng có thể thấy rất nhiều người lựa chọn du lịch vào dịp này đã phải đối mặt với thực tế là hành xác hơn là nghỉ ngơi. Sự quá tải diễn ra ngay ở các điểm vận chuyển hành khách cho đến các nơi phục vụ ăn uống và thậm chí là kể cả ở các bờ biển rộng lớn, có những nơi bói cũng không ra một khoảng nào để thảnh thơi thở.

Kích cầu du lịch nội địa - Ảnh 1.

Địa điểm du lịch của nước ta, chủ yếu là du lịch biển vào dịp hè.

Tuy nhiên, bên cạnh đó nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng cũng đã nhân cơ hội cả nước đi du lịch để giảm giá đầu này nhưng lại tăng giá đầu kia.

Cụ thể, văn bản này nêu rõ thực tế: “Xuất hiện tình trạng chất lượng chương trình du lịch, sản phẩm không đảm bảo, không đúng như cam kết với khách hàng; chưa đảm bảo chất lượng dịch vụ cơ sở lưu trú du lịch như hạng sao được công nhận; thu hút khách bằng việc giảm giá nhưng cắt bớt dịch vụ, làm giảm giá trị chương trình du lịch và ảnh hưởng đến tâm lý, niềm tin của du khách”.

Kích cầu du lịch nội địa - Ảnh 2.

Các địa điểm du lịch là người Việt.

Một trong những yếu tố khiến cho thị trường du lịch nội địa nhộn nhịp trở lại sau dịch Covid-19 nằm ở các gói kích cầu với mức giá giảm rất sâu. Thêm vào đó, khi Việt Nam chưa mở lại các đường bay quốc tế thì du lịch trong nước chính là một sự lựa chọn không thể khác.

Với tâm lý này, các cơ sở nghỉ dưỡng, dịch vụ ăn uống dù tung ra các chương trình khuyến mãi để thu hút du khách nhưng lại cắt giảm đi nhiều dịch vụ hoặc mức phục vụ tương xứng. Bởi khách du lịch nước ngoài, nhất là những du khách đến từ các quốc gia phát triển thì mức chi tiêu cao hơn đem lại nguồn thu tốt hơn cho các cơ sở kinh doanh.

“Khi cung vượt quá cầu, năng lực đáp ứng của các điểm cung cấp dịch vụ du lịch trở nên quá tải. Tuy nhiên, bên cạnh đó nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng cũng đã nhân cơ hội cả nước đi du lịch để giảm giá đầu này nhưng lại tăng giá đầu kia. Điều này đã được Tổng cục Du lịch chỉ ra trong văn bản về việc yêu cầu việc tăng cường công tác quản lý, chấn chỉnh hoạt động du lịch, đảm bảo chất lượng dịch vụ tại các địa phương”.

Tuy nhiên, sự nhếch nhác, quá tải của các điểm du lịch cũng có một phần đóng góp không hề nhỏ từ chính những du khách nội địa. Bây giờ, khi tuyệt đại đa số du khách có mặt ở các địa điểm du lịch là người Việt thì sự nhếch nhác không thể đổ lỗi cho hành vi xấu xí của các du khách nước ngoài được.