Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Lễ hội Katê của dân tộc Chăm là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 2459/QĐ- BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trong đó, Lễ hội Katê của người Chăm, tỉnh Ninh Thuận là một trong 7 di sản văn hoá phi vật thể.

Lễ hội Katê của dân tộc Chăm là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Ảnh 1.

Cộng đồng người Chăm, nhân dân, du khách tham gia lễ hội Katê 2018 tại tháp Pô Klông Garai

Theo ông Hồ Sĩ Sơn, Phó Giám đốc phụ trách Sở VHTTDL tỉnh Ninh Thuận, Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Ninh Thuận diễn ra từ ngày 25.9 - 5.10 trên một không gian rộng lớn, lần lượt từ đền tháp Pô Nagar (thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước), tháp Pô Klông Garai (phường Đô Vinh, TP Phan Rang - Tháp Chàm) đến tháp Pô Rôme (thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước), tỉnh Ninh Thuận.

Katê là một lễ hội dân gian đặc sắc và độc đáo, được bắt đầu bằng Lễ hội rước y trang của các vị thần: Pô Inư Nưgar, Pô Klong Garai, Pô Rômê.

Đối tượng tôn vinh là các vị nam thần: Pô Klông Garai, Pô Rôme. Đây là một lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hoá của cộng đồng người Chăm. Lễ hội không chỉ gắn với đền tháp cổ kính - nơi lưu giữnhững giá trị kỹ thuật và mỹ thuật cao nhất của nền văn hoá Chăm mà còn gắn tới lĩnh vực khác của văn hoá: đồcúng tế, y phục, nhạc cụ; những bài thánh ca, ca ngợi các vị vua hiền có công với nước với dân.

Lễ hội còn là dịp để những người tham dự được thưởng thức một nền nghệ thuật ca - múa - nhạc dân gian với phong cách độc đáo. Những người tham dự lễ hội được hoà cùng điệu múa của các cô thiếu nữChăm, say sưa cùng tiếng trống Gi năng, kèn Saranai. Lễ hội Katê là minh chứng về sự phong phú, đa dạng trong kho tàng văn hoá của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

Với việc được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, cùng với cộng đồng người Chăm, đặc biệt là người Chăm Bàlamôn, tỉnh Ninh Thuận sẽ có thêm niềm vui trọn vẹn trong Lễ hội Katê sắp tới.