Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Liên kết người dân với doanh nghiệp trong canh tác nông nghiệp bền vững tại Tây Nguyên

Nông nghiệp bền vững là một trong những tiêu chí kinh doanh của nhiều doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị sâu toàn cầu và đang được nhiều nông hộ quan tâm tạo đà cho nông nghiệp phát triển sâu rộng.

Tây Nguyên có tổng diện tích đất nông nghiệp trên 5 triệu ha, chiếm 91,75% diện tích đất tự nhiên, trong đó có 1,3 triệu ha đất đỏ bazan. So với 7 vùng sinh thái của nông nghiệp Việt Nam, Tây Nguyên có lợi thế cạnh tranh với quỹ đất bazan tập trung, điều kiện sinh thái và lượng mưa lớn, bình quân diện tích sản xuất hộ gia đình rộng hơn so với các nơi khác. Chính vì vậy để tận dụng tối đa diện tích đất nông nghiệp của khu vực Tây Nguyên, các Tập đoàn lớn đang khai thác, tận dụng tối đa mối liên kết với người dân, các nông hộ để tạo ra sản phẩm mong muốn phục vụ cho chính doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tập huấn kỹ thuật trồng khoai tây bền vững cho nông dân Tây Nguyên

Doanh nghiệp tập huấn kỹ thuật trồng khoai tây bền vững cho nông dân Tây Nguyên

Khu vực Tây Nguyên đang đón rất nhiều doanh nghiệp vào liên kết sản xuất sản phẩm nông nghiệp với người nông dân. Trước đây chỉ xuất hiện liên kết sản xuất tiêu, chanh dây nhưng nay đã mở rộng ra nhiều sản phẩm nông nghiệp để tạo ra giá trị sâu cho sản phẩm nông nghiệp. Các lĩnh vực đang được các doanh nghiệp liên kết chặt chẽ với nông dân như trồng ngô sinh khối phục vụ cho việc chăn nuôi bò của các tập đoàn, công ty; trồng chuối; trồng khoai tây… Sử dụng sản phẩm liên kết, giúp tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho người dân, ông Nguyễn Kim Hành, Giám đốc Nông học của Pepsico nhận định, Gia Lai hiện có hơn 400 ha liên kết với các nông hộ trồng khoai tây. Mô hình liên kết đã đạt được những mục tiêu ban đầu đề ra. Đây cũng là vùng đất để mở rộng trong năm tới vì ở đây có quy mô nông hộ lớn, giảm được chi phí nhân công, và đây cũng là trung tâm chuyển khoai tây vào tỉnh Bình Dương hoặc các tỉnh phía Bắc để chế biến sâu. Hoặc có thể xuất khẩu trực tiếp qua Thái Lan thông qua cảng biển Quy Nhơn. Điều này sẽ giúp nông sản của Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung nâng cao gái trị sản phẩm”.

Nông dân trồng khoai tây liên kết với doanh nghiệp ở huyện Chư Sê đạt 25 tấn 1 héc ta tao ra thu nhập tạo ra thu nhập bền vững, ổn định

Nông dân trồng khoai tây liên kết với doanh nghiệp ở huyện Chư Sê đạt 25 tấn 1 héc ta tao ra thu nhập tạo ra thu nhập bền vững, ổn định

Hiện tại, mức ghi nhận của trồng khoai tây trên đất Chư Sê là từ 25 tấn trên 1 ha. 

Câu chuyện liên kết giữa người dân với doanh nghiệp được anh Trần Cao Nguyên, trú thị trấn Đăk Đoa  huyện Đăk Đoa chia sẻ, mùa vừa rồi tôi trồng ngô sinh khối với diện tích 10ha. Sau vài tháng chúng tôi xuất cho nhà máy chăn nuôi bò sữa ở Đăk Yă được hơn 100 tấn.

Đây là lý do mà Pepsico đã tổ chức hội thảo tập huấn kỹ thuật trồng khoai tây bền vững vào ngày 30/12/2022, cho gần 100 nông hộ trên khắp địa bàn tỉnh Gia Lai tham gia. Nhiều người nông dân cho hay, họ thích thú với mô hình này, vừa yên tâm đầu ra vừa được hỗ trợ kỹ thuật, giống cây trồng và phân bón. Cây khoai tây cũng đang được doanh nghiệp đẩy mạnh để trở thành cây nông nghiệp đứng sau cà phê, tiêu ở Tây Nguyên.

Mô hình trồng bắp sinh khối tại Ia Pa phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp

Mô hình trồng bắp sinh khối tại Ia Pa phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp

Nhiều Tập đoàn, doanh nghiệp đang thành công với mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp bền vững đảm bảo chất lượng như: Thagrico, Pepsico, Vĩnh Hiệp, hay các hợp tác xã, các nhà máy sản xuất tin bột sắn, nhà máy mía đường. Điều này đang giúp nông sản của Tây Nguyên từng bước thôi phụ thuộc vào thị trường truyền thống là Trung Quốc, đẩy mạnh và chinh phục thị trường nội địa và hướng đến xuất khẩu đến các thị trường khó tính trên thế giới.