Quay lại Dân trí
Dân Sinh

“Mỗi đảng viên, chi bộ phải thực sự trong sạch, vững mạnh”

Đó là nhấn mạnh của Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Bộ LĐ-TB&XH lần thứ IX, nhiệm kỳ 2020-2025 diễn ra vào sáng nay (ngày 18/8).

* Thứ trưởng Lê Tấn Dũng- Bí thư Đảng uỷ khoá VIII tái đắc cử chức vụ Bí thư Đảng uỷ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khoá IX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.


Tham dự Đại hội có Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương Sơn Minh Thắng; Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung; Ủy viên dự khuyết BCH TƯ Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bắc Ninh, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Hồng Lan cùng các đồng chí trong Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ LĐ-TB&XH khóa VIII. Dự Đại hội có 183 đại biểu là đại biểu đương nhiên và đại biểu bầu từ Đại hội 39 đảng bộ, chi bộ trực thuộc.

Các Đại biểu biểu quyết thông qua báo cáo chính trị của Đại hội

Nhiệm kỳ 2015-2020: Hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ

Tại Đại hội, thay mặt Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ LĐ-TB&XH nhiệm kỳ 2015-2020, đồng chí Lê Tấn Dũng – Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy Bộ đã trình bày Báo cáo chính trị nhiệm kỳ 2015-2020. Báo cáo nhấn mạnh, với tinh thần đoàn kết thống nhất, sự phấn đấu nỗ lực của tập thể Cấp ủy cùng toàn thể cán bộ, Đảng viên, nhiệm kỳ vừa qua, Đảng bộ Bộ LĐ-TB&XH đã hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị theo Nghị quyết Đại hội XIII Đảng bộ nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra, qua đó góp phần tích cực vào việc hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của ngành LĐ-TB&XH và sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Mỗi đảng viên, chi bộ phải thực sự trong sạch vững mạnh - Ảnh 2.

Phiên chính thức Đại hội Đại biểu Đảng bộ Bộ LĐ-TB&XH diễn ra sáng nay (ngày 18/8).

Trong nhiệm kỳ qua, Đảng ủy Bộ đã phối hợp chặt chẽ với Ban cán sự đảng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao; công tác quản lý nhà nước tiếp tục được tăng cường và phát huy hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực của Ngành. Nhiệm vụ xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được chú trọng, bảo đảm chất lượng, tiến độ và có những tiến bộ vượt bậc; các nhiệm vụ phát triển thị trường lao động, tạo việc làm; giáo dục nghề nghiệp; giảm nghèo; bảo đảm an sinh xã hội; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới... được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, có nhiều tiến bộ so với nhiệm kỳ trước. Khẳng định vị thế và uy tín của Bộ, ngành trong việc tham mưu cho Đảng, Quốc hội, Chính phủ ban hành các chủ trương, chính sách về lĩnh vực được phân công.

Nhiệm kỳ 2020 - 2025, tình hình thế giới sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; xu hướng hội nhập quốc tế song hành với những căng thẳng thương mại giữa các cường quốc. Trong nước, sau 35 năm đổi mới mặc dù có nhiều thuận lợi, song cũng có nhiều khó khăn, thách thức, tác động mạnh đến công tác xây dựng Đảng và hoạt động của Đảng bộ Bộ, nhất là vấn đề tư tưởng chính trị. Những yêu cầu đó đòi hỏi Đảng bộ Bộ LĐ-TB&XH phải đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực, trong đó có công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ. Tình hình đó đặt ra nhiệm vụ cho mỗi tổ chức đảng và mỗi cán bộ, đảng viên phải nâng cao nhận thức, trình độ lý luận chính trị, đạo đức, trách nhiệm nêu gương, chuyên môn, nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm tham mưu và tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước...

Mỗi đảng viên, chi bộ phải thực sự trong sạch vững mạnh - Ảnh 3.

Đồng chí Sơn Minh Thắng, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương đánh giá cao những kết quả mà Đảng bộ Bộ LĐ-TB&XH đạt được.

Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, đồng chí Sơn Minh Thắng, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương đánh giá cao những kết quả mà Đảng bộ Bộ LĐ-TB&XH đạt được trong nhiệm kỳ qua trên các lĩnh vực công tác theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ.

Đặc biệt đã tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội thông qua Bộ luật Lao động với nhiều điểm mới. Trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp có nhiều đột, từng bước đáp ứng yêu cầu cầu của thị trường lao động. Lĩnh vực người có công, Bộ đã chỉ đạo các địa phương thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với người có công. Tiếp tục giải quyết hồ sơ tồn đọng với phạm vi mở rộng phạm vi hơn. Công tác giảm nghèo, bảo trợ xã hội có nhiều chuyển biến…Trong lĩnh vực bảo hiểm, triển khai các giải pháp mở rộng, phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHTN…

"Những kết quả trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của Bộ LĐ-TB&XH trong 5 năm qua đã đóng góp quan trọng trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về an sinh, phúc lợi xã hội và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đề ra" - Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương đánh Sơn Minh Thắng khẳng định.

Trước những hạn chế, tồn tại, đồng chí Sơn Minh Thắng đề nghị, ngay sau Đại hội, Ban chấp hành Đảng bộ khóa mới nên đồng thời thảo luận, bàn và đề ra chương trình, kế hoạch, giải pháp cụ thể đề khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã chỉ ra. Với những nội dung cụ thể: Đảng ủy Bộ cần đặc biệt coi trọng và làm thật tốt công tác tư tưởng, coi đây là nhiệm vụ hàng đầu, thường xuyên của mỗi cơ quan đơn vị; chủ động làm tốt công tác giáo dục chính trị, đạo đức lối sống và chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Tăng cường hơn nữa sự phối hợp có hiệu quả giữa Đảng ủy Bộ với ban cán sự đảng, giữa các cấp ủy với lãnh đạo Bộ, lãnh đạo ban, đơn vị. Tiếp tục xây dựng Đảng bộ Bộ đoàn kết, thật sự trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng trực thuộc và chất lượng, trách nhiệm nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Mỗi đảng viên, chi bộ phải thực sự trong sạch vững mạnh - Ảnh 4.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung yêu cầu mỗi đảng viên phải gương mẫu trong lời nói, hành động.

Đảng viên phải là tấm gương trong lời nói, hành động

Phát biểu tại đại hội, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nhấn mạnh: 5 năm qua là một chặng đường dài nhưng đã đạt được những đột phá, được xã hội và các cấp ủy đảng ghi nhận.

"Trước hết đó là xây dựng thể chế. Đây là lĩnh vực mà 4 năm qua, với cách làm sáng tạo đã thông qua Bộ luật Lao động, như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá thì đây là dấu ấn lịch sử của chúng ta, với những vấn đề hoàn toàn mới mẻ, rất khó, rất căn bản"- Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhận định.

Mỗi đảng viên, chi bộ phải thực sự trong sạch vững mạnh - Ảnh 5.

Đại biểu bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành.

"Trong lĩnh vực người có công, chúng ta đã tạo ra những cuộc cách mạng thực sự trong giải quyết vấn đề tồn đọng, từ 22.000 hồ sơ cần giải quyết đến nay còn hơn 7.200 hồ sơ; giải quyết trên 2.224 hồ sơ công nhận liệt sĩ, 63.000 hồ sơ thanh niên xung phong cũng đã giải quyết căn bản… Đây là những vấn đề rất lớn. Trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, 3 năm qua đã có chuyển biến căn bản. Nhiều hoạt động của chúng ta rất mới mẻ, rất sáng tạo, dấu ấn lịch sử rất lớn"- Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng cho rằng, tới đây, khi Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi) được Quốc hội thông qua có thể tạo được dấu ấn mới trong chính sách người có công. Ngoài ra Luật đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài, Công ước 105, Công ước 98… tạo ra dấu ấn, đặt nền móng rất quan trọng cho giai đoạn tiếp theo. Các chương trình giảm nghèo bền vững, tới đây sẽ chuyển sang chương trình giảm nghèo giai đoạn mới với những yêu cầu cao hơn..

Các Đại biểu bỏ phiếu bầu ra Ban Chấp hành.

Nhận định về giai đoạn 5 năm tới, Bộ trưởng cho rằng, chúng ta sẽ phải đối đầu với rất nhiều thách thức. Đó là chiến tranh thương mại, tác động Cách mạng công nghiệp 4.0, biến đổi khí hậu, già hóa dân số, trẻ em lang thang, người già neo đơn, tình trạng gia tăng người tâm thần, an ninh phi truyền thống, tác động của dịch Covid 19 khiến cho 37 triệu người lao động bị ảnh hưởng…

Trước tình hình đó, Bộ trưởng đề nghị các đồng chí thực hiện tốt các nhiệm vụ: Thứ nhất là công tác tư tưởng cho cán bộ đảng viên. Mỗi cán bộ đảng viên cần gương mẫu thực hiện nhiệm vụ chính trị, lấy việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn là thước đo đánh giá đảng viên. Thứ hai là phối hợp xây dựng Đảng. Đây là nhiệm vụ phối hợp, bao gồm cả lãnh đạo; Tập trung cao hơn trong quán triệt học tập các văn bản chính trị, văn bản pháp luật. Thứ ba là xây dựng nội bộ trong sạch vững mạnh, ở đó mỗi bộ đảng viên thực sự là tấm gương cho quần chúng, kể cả trong lời nói, hành động, xây dựng niềm tin cho cán bộ đảng viên và quần chúng noi theo

"Cuối cùng là dân chủ đi đôi với tập trung. Dân chủ thực sự trong sinh hoạt, hành động, công tác cán bộ, dân chủ trong xây dựng và thực hiện các chế độ chính sách, nhất là về tài chính. Nếu thực hiện được những điều đó, mỗi đảng bộ, mỗi chi bộ sẽ thực sự trong sạch và vững mạnh" – Bộ trưởng nhấn mạnh.

Sau 2 ngày làm việc, với tinh thần trách nhiệm, dân chủ, khách quan, Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ LĐ-TBXH lần thứ IX, nhiệm kỳ 2020-2025 gồm 23 đồng chí. Bầu 5 đồng chí là đại biểu chính thức và 1 đồng chí là đại biểu dự khuyết dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2020-2025.

Mỗi đảng viên, chi bộ phải thực sự trong sạch vững mạnh - Ảnh 7.

Ban Chấp hành Đảng bộ khóa IX nhiệm kỳ 2020-2025.

* Chiều cùng ngày, Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ lần thứ nhất khoá IX, nhiệm kỳ 2020-2025 đã họp và bầu Ban Thường vụ Đảng uỷ gồm 6 ủy viên: ông Lê Tấn Dũng - Thứ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội; ông Lê Văn Hoạt - Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Đảng, Đoàn thể; ông Nguyễn Tiến Tùng - Chánh Thanh tra Bộ; ông Nguyễn Bá Hoan - Chánh Văn phòng Bộ; ông Phạm Quang Phụng - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính; bà Hoàng Thị Thu Huyền - Vụ trưởng, Chủ tịch Công đoàn Bộ.

“Mỗi đảng viên, chi bộ phải thực sự trong sạch, vững mạnh” - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Ban Thường vụ Đảng uỷ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội gồm 6 ủy viên (Ảnh: Tống Văn Giáp).

Ông Lê Tấn Dũng - Thứ trưởng, Bí thư Đảng uỷ khoá VIII tái đắc cử chức vụ Bí thư Đảng uỷ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khoá IX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ông Lê Văn Hoạt - Vụ trưởng, Phó Bí thư thường trực Đảng uỷ Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội khoá VIII tái đắc cử khoá IX.

Hội nghị cũng đã bầu Uỷ ban Kiểm tra Đảng uỷ bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025 do ông Nguyễn Tiến Tùng làm Chủ nhiệm.


Danh sách Ban chấp hành Đảng bộ Bộ LĐ-TBXH lần thứ IX, nhiệm kỳ 2020-2025:

1. Lê Tấn Dũng, Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH

2. Lê Văn Hoạt, Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Đảng, Đoàn thể

3. Nguyễn Bá Hoan, Chánh Văn phòng Bộ

4. Nguyễn Tiến Tùng, Chánh Thanh tra Bộ

5. Nguyễn Văn Bình, Vụ trưởng Vụ Pháp chế

6. Hoàng Thị Thu Huyền, Vụ trưởng, Chủ tịch Công đoàn Bộ

7. Trương Anh Dũng, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp

8. Bùi Tôn Hiến, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội

9. Nguyễn Huy Hưng, Cục trưởng Cục Quan hệ Lao động và Tiền lương

10. Nguyễn Văn Dư, Phó Vụ trưởng, Phó Chánh Văn phòng Đảng – Đoàn thể

11. Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em

12. Phạm Quang Phụng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính

13. Nguyễn Hữu Thọ, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ

14. Phạm Trường Giang, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội

15. Tống Hải Nam, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước

16. Vũ Ngọc Thủy, Chánh Văn phòng Ban cán sự Đảng

17. Đào Ngọc Lợi, Cục trưởng Cục Người có công

18. Nguyễn Văn Hồi, Cục trưởng Cục Bảo trợ Xã hội

19. Vũ Trọng Bình, Cục trưởng Cục Việc làm

20. Trần Ngọc Túy, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

21. Tô Đức, Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo

22. Đỗ Chí Dũng, Giám đốc Trung tâm Thông tin

23. Hà Thị Minh Đức, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế