Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Năm 2019, Bến Tre tỷ lệ có việc làm sau học nghề đạt trên 90%

(Dân sinh) - Năm 2019, theo kế hoạch của tỉnh đào tạo phải gắn với phát triển kinh tế của địa phương, đáp ứng nhu cầu người học, ngành nghề đào tạo xong có tỷ lệ việc làm đạt 80%. Thực tế, bình quân tỷ lệ học viên sau khi học nghề có việc làm đạt 90%, qua đó góp phần phát triển kinh tế địa phương, xóa đói giảm nghèo.

Người học nghề đã áp dụng kiến thức vào thực tế hiệu quả

Bà Nguyễn Thị Bé Mười, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bến Tre cho biết, năm 2019, tỉnh tập trung ưu tiên đào tạo cho các đối tượng thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người tàn tật, lao động nữ chưa có việc làm. Đặc biệt, không đào tạo nghề theo phong trào, đào tạo ngành nghề xong nhưng người học không tìm được việc làm.

Nhờ đó, năm 2019 đã tuyển sinh và đang đào tạo 10.730 người, đạt 97,54%. Đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn, toàn tỉnh đã tuyển sinh được 4.360 lao động, đạt 97,9% so với kế hoạch.  Kết quả đã đào tạo và cấp chứng chỉ cho 3.728 lao động. Trong đó: nghề nông nghiệp là 1.400 người, nghề phi nông nghiệp là 2.328 người (lao động nữ là 2.192 người, đối tượng 1 là 772 người, đối tượng 2 là 288 người, đối tượng 3 là 2.560 người). Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 58,53%.

Năm 2019, Bến Tre tỷ lệ có việc làm sau học nghề đạt trên 90% - Ảnh 1.

Khoảng 80% người lao động tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi đào tạo

Khoảng 80% người lao động tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi đào tạo, tùy theo từng ngành nghề đào tạo như: kỹ thuật chế biến món ăn cho trẻ đạt 95%, nghề may công nghiệp đạt 85%, nghề đan đát, bó chổi đạt 90%; nghề điện dân dụng và các nghề nông nghiệp có khoảng 70% người học nghề đã áp dụng kiến thức học tập vào điều kiện sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lao động. Bà Nguyễn Thị Bé Mười cho hay.

Không đào tạo theo phong trào,  thành tích

Nhằm đảm bảo đầu ra cho học viên, trước khi đào tạo, các huyện  khảo sát  nhu cầu học nghề của người lao động để có kế hoạch đào tạo sát với nhu cầu thực tiễn của người học và tình hình việc làm sau đào tạo. Qua khảo sát nhu cầu học nghề hàng năm của các địa phương, lao động nông thôn được tư vấn và có nhu cầu học nghề hàng năm khoảng 4.000 người.

 Công tác điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề cho lao động nông thôn thời gian qua đã đạt những kết quả nhất định, phần lớn các nghề được đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương, ngành nghề đào tạo đáp ứng đúng nhu cầu của người lao động.

Nhân rộng và chuyên đào tạo các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn có hiệu quả. Năm qua, các mô hình đào tạo nghề đan ghế nhựa trên khung sắt, đan giỏ từ cọng lục bình, may công nghiệp… lao động tận dụng được thời gian nhàn rỗi để nhận nguyên liệu về gia công tại nhà góp phần tăng thêm thu nhập.

Các mô hình dạy nghề gắn với việc làm đã có hiệu quả và đang được nhân rộng. Các doanh nghiệp, làng nghề, hợp tác xã có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ thúc đẩy phát triển dạy nghề; đào tạo nghề gắn với xây dựng nông thôn mới.

Đối với Trường Cao đẳng Bến Tre đã đầu tư mua sắm trang thiết bị cho 2 nghề trọng điểm gồm: nghề Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử và nghề chăn nuôi thú y. Trường Trung cấp công nghệ Bến Tre đã đầu tư mua sắm trang thiết thiết bị cho 3 nghề trọng điểm gồm: Kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính; Kỹ thuật máy lạnh và điều hoà không khí và cắt gọt kim loại. Kinh phí đầu tư mua sắm trang thiết bị đến nay đáp ứng được khoảng 40% trang thiết phục vụ đào tạo so với dự án được phê duyệt. Ngoài ra, nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu Quốc gia về Nông thôn mới hỗ trợ mua sắm trang thiết bị dạy nghề cho Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú, Giồng Trôm, thành phố Bến Tre và Xưởng dạy nghề của Làng trẻ em SOS với kinh phí 3.300 triệu đồng.

Năm 2019, từ nguồn kinh phí vốn sự nghiệp Dự án “Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp” thuộc Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp – Việc làm và An toàn lao động

 Nhìn chung các mô hình đào tạo hiện đang thu hút được số lượng lớn lao động tham gia học nghề để có việc làm mới, góp phần giải quyết việc làm cho trên 90% người lao động sau khi học nghề. Mỗi địa phương có mô hình phát triển kinh tế khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, vùng nguyên liệu, tập quán sinh sống của người dân, trình độ phát triển kinh tế của địa phương để lựa chọn mô hình phát triển kinh tế tốt nhất cho địa phương mình. Bà Bé Mười cho biết.

Năm 2019, từ nguồn kinh phí vốn sự nghiệp Dự án "Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp" thuộc Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp – Việc làm và An toàn lao động đã hỗ trợ đầu tư mua sắm trang thiết bị đào tạo cho ngành, nghề trọng điểm theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho Trường Cao đẳng Bến Tre và Trường Trung cấp công nghệ Bến Tre là 5.000 triệu đồng. Nguồn kinh phí đầu tư mua sắm trang thiết bị đào tạo cho ngành, nghề trọng điểm đáp ứng 1 phần nhu cầu giảng dạy cho các nghề trọng điểm.

Xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp

Bà Nguyễn Thị Bé Mười cho biết, thời gian tới Bến Tre tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và xã hội về giáo dục nghề nghiệp, làm chuyển biến thực sự nhận thức của người dân trong việc học nghề và việc làm sau đào tạo. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực, một trong những yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

Hình thức tuyên truyền phải đa dạng, phong phú, chú trọng về nội dung, nâng cao hiệu quả giáo dục hướng nghiệp, tư vấn nghề nghiệp và giải quyết việc làm sau đào tạo phải thiết thực và có hiệu quả để người dân nhận thức đúng vị trí, vai trò của giáo dục nghề nghiệp.

Năm 2019, Bến Tre tỷ lệ có việc làm sau học nghề đạt trên 90% - Ảnh 4.

Dự kiến, năm 2020 tổ chức tuyển sinh và đào tạo nghề cho 11.000 người

Hiện, các trường và trung tâm GDNN -GDTX đã chủ động tạo mối quan hệ chặt chẽ với doanh nghiệp, nhất là các nghề đào tạo nhân lực có chuyên môn, tay nghề trong việc phối hợp biên soạn, sử dụng chương trình, nội dung đào tạo, thiết bị giảng dạy phù hợp với điều kiện sản xuất của doanh nghiệp. Phối hợp với các doanh nghiệp đưa học sinh thực tập để làm quen với thiết bị, công nghệ sản xuất tại doanh nghiệp. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng năng lực, kỹ năng nghề tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Từng lúc đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, các ngành nghề đào tạo chuyển dần theo hướng giảng dạy tích hợp để tăng tính chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học vào thực hành tay nghề.

Đồng thời tăng cường thực hiện xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực giáo dục nhằm hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp đa dạng, phục vụ cho nhu cầu học tập của người lao động. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp mở rộng ngành nghề đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương. Khuyến khích các doanh nghiệp có đủ điều kiện, nhất là các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đăng ký đào tạo nghề cho người lao động; hỗ trợ các làng nghề truyền thống, kết hợp đào tạo với sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để thu hút lao động tham gia học nghề gắn với nhu cầu giải quyết việc làm sau đào tạo.

Dự kiến, năm 2020 tổ chức tuyển sinh và đào tạo nghề cho 11.000 người, trong đó cao đẳng là 800 người, trung cấp là 1.200 người, sơ cấp và dạy nghề thường xuyên là 9.000 người (đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 4.500 người).