Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Nghệ An phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ tham gia BHXH đạt 26 - 27%, BHYT đạt 95%

Văn phòng Tỉnh ủy Nghệ An thông tin, Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa ban hành Kế hoạch về thực hiện chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX về tỷ lệ bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn tỉnh này đến năm 2025.

Theo đó, ngày 7/3/2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An đã ban hành Kế hoạch số 81-KH/TU về thực hiện chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX về tỷ lệ bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Cụ thể, đến năm 2025, tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH đạt 26 - 27%; tỷ lệ dân số tham gia BHYT đạt 95%. Đến năm 2030, tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH đạt 37%; tỷ lệ dân số tham gia BHYT đạt trên 95%.

Để đạt được kế hoạch đã đề ra, Tỉnh ủy Nghệ An đã đưa ra 5 nhiệm vụ, giải pháp, trọng tâm: Đổi mới, nâng cao nhận thức và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự vào cuộc của hệ thống chính trị đối với việc thực hiện chính sách, phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT; Đổi mới phương pháp, nội dung công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BHXH, BHYT. Phấn đấu hằng năm, 100% khối, phố, thôn, bản, doanh nghiệp, các khu tập thể công nhân… trên địa bàn đều được tiếp cận với các thông tin về chính sách BHXH, BHYT bằng các hình thức phù hợp; Nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong thực hiện các chính sách BHXH, BHYT. Đưa chỉ tiêu phát triển người tham gia BHXH, BHYT vào nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp; Có cơ chế, chính sách tạo động lực cho đội ngũ trực tiếp tham gia vận động và hỗ trợ việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT. Huy động các nguồn lực xã hội để hỗ trợ đóng BHXH, BHYT, tăng độ bao phủ người tham gia. Ưu tiên đầu tư nguồn lực nhà nước và nguồn lực xã hội để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, khám chữa bệnh từ tuyến y tế cơ sở; Nâng cao năng lực quản trị, hiệu quả công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức thực hiện các chính sách BHXH...