Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Nghiên cứu khoa học: Giấc ngủ sâu trong mùa dịch Covid-19 có thể giúp ngăn ngừa bệnh tật

Đợt cách ly xã hội để phòng dịch Covid-19 hầu như đã xáo trộn nhiều khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta, trong đó có cả giấc ngủ. Nếu coi thường và không có cách giải quyết đúng đắn, tình trạng mất ngủ rất có thể đem đến những hệ luỵ khó lường.

Ngày nay, nhịp sống hối hả, chúng ta buộc phải chạy đua với thời gian, chính vì vậy, việc mất ngủ đã và đang trở thành tình hình chung. Theo thống kê từ Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, có đến 25% người trẻ trong độ tuổi từ 18-30 thường xuyên khó ngủ và mất ngủ. Nếu coi thường và không có cách giải quyết đúng đắn, tình trạng mất ngủ rất có thể đem đến những hệ luỵ khó lường.

Ngủ được là… tiên

Không thể phủ nhận rằng việc ở nhà 24/7 đã và đang khiến cho bạn, dù muốn hay không, cũng phải thay đổi kha khá những lề thói cũ. Có không ít người tận dụng cơ hội thời gian này để tăng cường tập luyện thể dục thể thao, chăm sóc sức khỏe chu đáo hơn, trau dồi thêm kiến thức và kĩ năng. Nhưng cũng có nhiều người đang phải đau đầu, căng thẳng, chủ quan và lơ là giấc ngủ của mình.

Song, để tăng cường hệ miễn dịch, bên cạnh việc ăn uống và tập luyện thì giấc ngủ còn là một điều kiện cần. Khoa học đã chứng minh, một giấc ngủ sâu có thể giúp ngăn ngừa bệnh tật, giảm đau, tăng khả năng tập trung, tăng năng suất làm việc và khiến cho chúng ta hạnh phúc hơn.

Theo Psychology Today, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoạt động của hệ thống miễn dịch. Sở hữu một hệ miễn dịch tốt cũng giống như việc bạn sở hữu một tấm lá chắn vững chắc để phòng chống các mầm mống bệnh tật.

Nghiên cứu khoa học: Cách xoa dịu nghịch cảnh mùa dịch Covid-19 chính là NGỦ đúng cách và BIẾT ƠN  - Ảnh 1.

Xây dựng khung giờ đi ngủ cố định

Việc đi ngủ và thức dậy cùng lúc, kể cả cuối tuần, sẽ giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Điều này giúp não bộ của bạn nhận ra được rằng đâu là thời điểm để bắt đầu "leo lên giường" và "zzz".

Thông thường, người trưởng thành cần ngủ ít nhất 7 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Lý tưởng nhất, bạn vẫn nên đi ngủ trước 11 giờ để các cơ quan và bộ phận cơ thể có đủ thời gian để làm việc, thải độc và phục hồi.

Nghiên cứu khoa học: Cách xoa dịu nghịch cảnh mùa dịch Covid-19 chính là NGỦ đúng cách và BIẾT ƠN  - Ảnh 2.

Thêm các hoạt động thư giãn vào trong lịch trình hàng ngày 

Nhất là trong khoảng một tiếng trước khi đi ngủ, việc bạn làm gì đóng vai trò rất quan trọng để quyết định chất lượng giấc ngủ. Bỏ các thiết bị điện tử xuống, đừng check email, cũng đừng chat chit hay lướt Facebook, Instagram nữa, bởi ánh sáng xanh sẽ khiến giấc ngủ và nhịp sinh học của bạn bị rối loạn.

Gợi ý của Barcode cho bạn đó là, thay vì ôm chiếc điện thoại, chiếc iPad hay chiếc laptop thì bạn nên ôm một quyển sách! Bên cạnh đó, tắm rửa sạch sẽ bằng nước ấm hay nghe những bài nhạc nhẹ nhàng trước khi đi ngủ cũng là một ý tưởng không tồi đâu.

Nghiên cứu khoa học: Cách xoa dịu nghịch cảnh mùa dịch Covid-19 chính là NGỦ đúng cách và BIẾT ƠN  - Ảnh 3.

Trân trọng cuộc sống này 

Giây phút được nằm thoải mái trên chiếc giường của bạn đích thị là cơ hội tốt để bạn nhìn lại tất cả những gì tốt đẹp đã diễn ra trong ngày. Đó có thể là khoảnh khắc bạn cưng nựng chú cún con ở nhà, là bữa ăn ngon lành mà bạn nhận được từ anh GrabFood, hay đó cũng có thể là thành quả công việc đạt được sau một ngày "work from home" cật lực.

Nghiên cứu khoa học cho thấy, việc thực hành biết ơn, cụ thể là trước khi đi ngủ, sẽ giúp cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ của bạn. Đây là một cách để "gửi tín hiệu" đến bộ não của bạn rằng bạn vẫn đang an toàn và hạnh phúc, rằng bạn có được mọi thứ bạn cần, và bạn đang hài lòng với cuộc sống bình yên như lúc này.

(Barcode)