Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Người dân khu Nam phải gánh chịu mùi thối từ bãi rác Đa Phước đến bao giờ?

(Dân sinh) - Thật sự là chúng tôi hết chịu nổi cái mùi thối kinh khủng từ bãi rác Đa Phước rồi, chúng tôi phải gánh chịu nhiều năm qua mà chính quyền thành phố vẫn chưa có một giải pháp gì để hạn chế hay khắc phục tình trạng này. Đó là lời than của hàng chục ngàn người dân sinh sống ở Phú Mỹ Hưng, Nhà Bè, Quận 6, Quận 8 TP.HCM bị ảnh hưởng từ bãi rác khu Đa Phước.

Sự thật của mùi hôi thối ở Phú Mỹ Hưng

Khi mới chuyển về huyện Nhà Bè sinh sống, lúc đầu ngửi mùi gì thối thối như chuột chết, tưởng nhà mới dọn về chưa vệ sinh nên có con gì đó chết gây thối. Nhưng ngày nào cũng ngửi mùi thối "long đầu óc", hỏi những cư dân ở gần mới biết đó là mùi thối không thể lẫn vào đâu của bãi rác khu Đa Phước.

Quan 4 năm sống ở đây, năm nào cũng vậy cứ cuối tháng năm thì mùi thối đó xuất hiện. Mùi thối ngày càng đậm và khủng khiếp hơn, hiện nay, ngày nào tôi cũng không thở nổi bởi cái mùi thối này. Nhiều lúc thối đến nổi tôi muốn oái mửa và không chịu nổi. Chẳng lẽ chuyển nhà đi nới khác sống, mà chuyển nhà đi cũng là một vấn đề chứ đâu phải nói là đi được, mà ở thì ngày nào cũng bị 'tra tấn' thế này làm sao gia đình tôi chịu nổi.

Không chỉ riêng tôi, mà hàng trăm ngàn người dân sinh sống ở khu Nam đều bức xúc và phải chịu đựng trước tình trạng này kéo dài nhiều năm nay. Đồng cảnh ngộ người dân khu Nam Sài Gòn đã lập fanpage "Sự thật mùi hôi thối ở Phú Mỹ Hưng" để kết nối cộng đồng, cùng chung tay góp tiếng nói phản ánh mùi hôi quanh khu vực dân cư mình sinh sống đến cơ quan chức năng để 'cứu' người dân thoát khỏi cảnh khổ này.

Người dân khu Nam phải gánh chịu mùi thối từ bãi rác Đa Phước đến bao giờ? - Ảnh 1.

Ông Thắng cho rằng Sở TNMT đã dự báo được tình hình bãi rác Đa Phước gây ra mùi hôi cho khu vực trên, chứ không phải đến khi người dân phản ánh tình trạng ô nhiễm cơ quan này mới biết.

Trên các trang facebook cá nhân, diễn đàn các nhóm dân cư nhiều người dân tại các khu dân cư như: Happy Vallay, Chateau, Riviera Point, Lacasa, Mỹ Thái 2, Cảnh Viên, Era Town, Bellaza... (quận 7); Phú Hoàng Anh, Hoàng Anh An Tiến, Hoàng Anh Gia Lai, Silver Star - Hưng Phát... (Nhà Bè) cùng các khu dân cư Trung Sơn, hạnh Phúc ở Bình Chánh, Quận 8, Phú Mỹ Hưng đều cùng nhau lên tiếng phản đối mạnh mẽ về tình trạng mùi hôi thối này. Qua đó, cũng mong muốn chính quyền TP.HCM sớm có giải pháp để trả lại bầu không khí trong lành cho người dân nơi đây.

"Thối kinh hoàng và không có điểm dừng. Từ lúc 17 giờ ngày 5/6 tới giờ gần 1giờ sáng ngày 6/6/2020, cứ hé cửa thám thính là mùi thúi bay thẳng vào óc. Mọi khi khép hờ lấy chút không khí vẫn chấp nhận được. Nay có một khoảng hở nhỏ xíu không phát hiện ra mà cả nhà nồng nặc mùi rác. Bức xúc thật, ở ngay sát UBND Q7 mà như đang sống trên bãi rác. Càng ngày càng trầm trọng và khủng khiếp không chịu nổi. Sống ở thành phố văn minh nhất nước mà cứ như sống gần hố phân vậy. Có lúc đang ngủ say phải giật mình dậy vì mơ chạy sau xe rác mà không có cách nào vươt qua nó", người dân sống ở Phú Mỹ Hưng bức xúc.

Người dân khu Nam phải gánh chịu mùi thối từ bãi rác Đa Phước đến bao giờ? - Ảnh 2.

Bạn đọc Đặng Ngọc Hải Như phản ánh: Mọi người cũng biết, người dân Nam Sài Gòn này đã vật lộn với mùi hôi thối từ bãi rác Đa Phước và một số công ty xử lý chất thải tại Đa Phước gần 4 năm nay. Dù có hàng trăm bài báo nhưng mỗi năm mùi hôi thối không những không cải thiện mà ngày càng kinh khủng hơn. Đỉnh điểm là ngày hôm 5/6, mùi hôi thối tràn ngập suốt khu Nam từ 15giờ đến tận rạng sáng ngày 6/6.

Chính quyền có vô cảm với người dân?

Trong 4 năm qua, hàng chục đơn khiếu nại tập thể đã gửi đi đến các cấp chính quyền nhưng mọi việc vẫn không được giải quyết thấu đáo, thoả đáng khiến đời sống và tinh thần người dân khu Nam ngày càng trở nên bí bách hơn.

Có lẽ không thể trông chờ vào con đường khiếu nại tập thể nữa mà chúng ta cùng đồng lòng mỗi cá nhân khởi kiện công ty VWS và một số công ty xử lý chất thải ở Đa Phước ra toà để buộc họ phải có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ môi trường tránh làm ảnh hưởng đến người dân khu Nam. Cộng đồng cư dân trên fanpage "Sự thật mùi hôi thối ở Phú Mỹ Hưng" đồng loạt lên tiếng.

Trước tình hình khu Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi khu xử lý rác Đa Phước những năm qua,  ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TNMT TP HCM cho rằng: Bãi rác lớn nhất thành phố đang xử lý khoảng 5.000 tấn rác mỗi ngày bằng công nghệ chôn lấp, do thành phố ký hợp đồng với Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (VWS). Hiện, rác đã vượt độ cao quy chuẩn nên mùi hôi phát tán ra xung quanh vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là mùa khô sang mùa mưa và khi thay đổi hướng gió.

Đơn vị xử lý đang dùng nhiều biện pháp để hạn chế mùi hôi như phun xịt chất khử mùi, sử dụng cánh quạt có hơi nước đẩy mùi; làm các nhà kính ở các ô đang chôn lấp rác... Việc xử lý được giám sát bởi Ban quản lý các khu xử lý chất thải rắn thành phố.

"VWS đã xử lý rác cho thành phố trong một thời gian dài, nhưng thời điểm này công nghệ chôn lấp không còn phù hợp, phải được điều chỉnh theo lộ trình. Nếu nói không bức xúc trước mùi hôi thì rất vô cảm, nhưng thành phố đang cố gắng giải quyết những vấn đề lịch sử để lại", ông Thắng nói.

Người dân khu Nam phải gánh chịu mùi thối từ bãi rác Đa Phước đến bao giờ? - Ảnh 4.

Khu xử lý rác thải Đa Phước của ông David Dương là nổi ám ảnh của người dân Sài Gòn

Sở TNMT đã yêu cầu VWS áp dụng nhiều giải pháp hạn chế mùi ở bãi rác Đa Phước, như: Điều chỉnh thời gian xử lý chất thải rắn sinh hoạt hàng ngày; Bố trí các khu vực tiếp nhận chất thải di động ở vị trí phù hợp để hạn chế khuếch tán mùi; Mua sắm, nhập khẩu thêm một số máy móc chuyên dụng, máy khử mùi, phun xịt thêm hóa chất thân thiện với môi trường để khống chế mùi…

"Chôn lấp rác có xử lý như thế nào thì cũng có mùi, chỉ có giải pháp giảm lượng chôn lấp, chuyển sang đốt mới giảm mùi hôi và việc quan trọng nhất là phải đổi mới công nghệ xử lý rác để đảm bảo môi trường cho TP", ông Thắng nói.

Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước nằm tại xã Đa Phước (huyện Bình Chánh) trên diện tích 128 ha, tổng vốn đầu tư hơn 107 triệu USD. Giai đoạn 1 của dự án (tổng vốn hơn 32 triệu USD) được đưa vào hoạt động từ tháng 11/2007.

Bãi rác Đa Phước là nguyên nhân gây mùi hôi thối khiến cả khu Nam Sài Gòn (quận 7, 8 và huyện Nhà Bè) bị ảnh hưởng trong thời gian dài. Tháng 9/2016, thành phố cam kết cùng doanh nghiệp xử lý nhưng gần 4 năm qua mùi hôi nồng nặc vẫn tấn công người dân, gây đảo lộn cuộc sống và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân.