Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Nhà báo không ngại khó khăn, nguy hiểm đi vào nơi tâm dịch hỗ trợ cho người dân

Dù khoảng thời gian kinh hoàng của đại dịch Covid-19 đã qua đi, nhưng trong ký ức của mỗi người dân và mỗi nhà báo vẫn còn nỗi ám ảnh “khủng khiếp”. Giữa lúc sự sống và cái chết cận kề nhưng tình yêu nhân loại đã chiên thắng được nỗi sợ hãi, rồi cùng diều nhau qua cơn hoạn nạn để cùng nhau tiếp bước trên cuộc đời này. Bên cạnh sự hy sinh, cống hiến của tuyến đầu chống dịch thì nhà báo đã góp mình không nhỏ ghi lại những thước phim để đời và sẵn sàng vào tâm dịch để hỗ trợ lương thực, tực phẩm cho người dân. Nhân dịp kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, phóng viên báo Lao động và Xã hội (báo điện tử Dân sinh) chia sẻ lại những câu chuyện cảm động của các nhà báo đồng hành cùng người dân vượt qua đại dịch Covid-19.

Câu chuyện rớt nước mắt giữa “ tâm dịch”

Rất may, đất nước này vẫn còn những nhà báo nhìn thấu cả chuyện đời, nên lòng nhân ái mới biết địa chỉ tìm đến. Những nhà báo – họ không chỉ là chiến binh đánh chặn Covid-19 trên mặt trận truyền thông, mà còn là những “chiến cầu nối” cho tình người thêm thấm đượm.

Một trong những nhà báo mà tôi rất quý trọng đó chính là Nhà báo Đỗ Trường (Báo Thanh niên hiện đang thường trú tại tỉnh Bình Dương). Tôi quý trọng anh ấy không chỉ ở nhân cách cao đẹp của một người làm báo chính trực mà còn ở sự nhiệt huyết với nghề, với đời bằng “chữ tâm” cao quý ở nơi anh.

Nhà báo Đỗ Trường  vác gạo tặng cho người dân khu cách ly.

Nhà báo Đỗ Trường vác gạo tặng cho người dân khu cách ly.

Biết anh cũng khá lâu, nhưng khiến tôi xúc động và cảm mến anh nhất là “hành trình chiến đấu” trong cuộc chiến Covid-19 vừa qua.  Cũng như bao nhà báo khác, anh tác nghiệp vào các vùng đỏ, khu điều trị và khu cách ly bất chấp mọi khó khăn và nguy hiểm. Chứng kiến sự tàn khốc của đại dịch chưa bao giờ có, nhiều lúc anh rơi nước mắt. Không những làm tròn vai một phóng viên mà anh còn cùng doanh nghiệp, chính quyền để đi kêu gọi từng chi nước mắm, từng kg gạo và từng túi rau quả tươi đem đến phát cho người dân trong các khu cách ly, các khu nhà trọ. Nhìn thấy các bé đói vì thiếu sữa anh không thể chịu đựng được, thế là anh vận động bạn bè và người thân cùng nhau mua sữa đến các khu nhà trọ của công nhân tỉnh Bình Dương để trao tặng cho các bé.

 

Chia sẻ với tôi, anh nói: Trong khoảng thời gian hai năm của đại dịch Covid-19, là nhà báo đi tác nghiệp khắp các ngõ, ngách của tỉnh Bình Dương, chứng kiến bao nhiêu cảnh tượng bi thương nên tôi tự nhủ lòng, phải làm cái gì đó để hỗ trợ người dân trong lúc khó khăn này. Không phải suy nghĩ nhiều, tâm trí tôi cứ thôi thúc mình hãy cố gắng, cố gắng hết sức có thể để chia sẻ bớt khó khăn với chính quyền trong lúc “ngàn cân trên sợi tóc”, hơn bao giờ hết, người dân đang cần chúng ta. Tuy nhiên, trong suốt hành trình đi phát lương thực, thực phẩm và dụng cụ y tế cho người dân, có một chuyện mà làm tôi phải khóc là đưa một bé gái mồ côi mẹ về Tiền Giang đoàn tụ với ông ngoại.

Nhà báo Đỗ Trường xúc động kể, “ông Võ Văn Định (69 tuổi, ngụ xã An Thái Trung, H.Cái Bè, Tiền Giang) có con gái bị tử vong vì Covid-19 ở TP.Dĩ An (Bình Dương). Chị Võ Thị Quỳnh Như (SN 1992, con gái ông Định) làm mẹ đơn thân lên Bình Dương làm công nhân, ở nhà trọ tại P.Tân Đông Hiệp (TP.Dĩ An) đã nhiều năm. Trong đợt dịch Covid-19 bùng phát, chị Như và con gái là Võ Thị Quỳnh Giao (5 tuổi) không may bị nhiễm Covid-19.

Nhà báo Đỗ Trường đưa bé gái mồ côi mẹ do dịch Covid-19 về quê đoàn tụ với người thân duy nhất.

Nhà báo Đỗ Trường đưa bé gái mồ côi mẹ do dịch Covid-19 về quê đoàn tụ với người thân duy nhất.

Chị Như và cháu Quỳnh Giao được đưa đến khu cách ly, điều trị Covid-19, được 7 ngày thì bệnh tình của chị Như chuyển nặng, chuyển viện và qua đời tại Bệnh viện dã chiến hồi sức cấp cứu tỉnh Bình Dương. Sự trăn trở nhất của chị ấy là bỏ là đứa con nhỏ bơ vơ không người thân thích. Sau khi  xuất viện, bé Quỳnh Giao được  được một phụ nữ ở phòng trọ gần bên cưu mang.

Trong hoàn cảnh ngặt nghèo, ông Định lại đang bệnh nặng trong người, không còn cách nào để có thể rước cháu Quỳnh Giao về Tiền Giang nên ông đã cầu cứu đến Báo Thanh Niên. Nhận được thông tin, Ban Bạn đọc Báo Thanh Niên đã cử tôi xác minh, hỗ trợ các thủ tục để đưa cháu Quỳnh Giao về đoàn tụ với người thân duy nhất của bé. Nhận được cháu ngoại, ông Định không kiềm nén được xúc động khóc đến nói không nên lời liên tục nói “Cảm ơn! Cảm ơn đã giúp cháu tôi…”. Người ông ôm chặc cháu vào lòng khiến nước mắt làm ước cả bờ vai của cháu, rồi hai ông cháu ôm nhau khóc nghẹn. Chứng kiến cảnh này, một người đàn ông cứng rắn như tôi cũng không tài nào kiềm chế được cảm xúc. Hiện, chúng tôi đang tiếp tục hỗ trợ gia đình ông Định để nhận tro cốt của con gái và các thủ tục nhận tiền hỗ trợ mai táng cho người tử vong vì Covid-19 của chính quyền ở Bình Dương”, nhà báo Đỗ Trường chia sẻ.

Nói về việc làm của mình, anh Trường cho biết: Trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều người lao động nghèo gặp cảnh khó khăn từ việc làm, thu nhập đến bữa ăn hàng ngày. Nếu chúng ta không giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn, khó khăn để đảm bảo công tác phòng chống dịch thì việc đẩy lùi dịch bệnh trong thời gian tới sẽ phải kéo dài, ảnh hưởng đến kinh tế, đời sống của mọi người. “Đói thì cùng đói, mà no thì cùng no”, nên tôi đã cùng các mạnh thường quânn giúp những người nghèo vơi bớt nhọc nhằn, vất vả.

Chưa bao giờ cần dừng lại để hỏi bản thân mình có đang “dấn thân”

Người góp tiền, người góp nhu yếu phẩm ủng hộ, phát cơm miễn phí… Tất cả đều đáng trân trọng và góp phần lan tỏa tinh thần đoàn kết, góp sức cho cuộc chiến đẩy lùi dịch Covid-19.

Đoàn nhà báo đi đến các khu cách ly trao vật tư y tế và thực phẩm cho người dân.

Đoàn nhà báo đi đến các khu cách ly trao vật tư y tế và thực phẩm cho người dân.

Một trong những nhà báo nhiệt huyết nhân với công tác thiện nguyện nữa mà tôi rất trân quý là nhà báo Hà Kiều - Báo Kinh tế Đô thị, trong những ngày TP. Hồ Chí Minh thực hiện giới nghiêm, nhà báp Hà Kiều đã liên hệ nhiều nơi để xin lương thực, thực phẩm rồi đem đi phân bổ về các khu các ly, chia ra từng túi quà an sinh trao tận nơi cho những công nhân, người vô gia cư và những bạn sinh viên,…

Để lan tỏa và thêm nhiều người chung tay giúp đỡ người dân lúc khó khăn, Hà Kiều đã vào các group của phóng viên, báo chí trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh  kêu gọi các đồng nghiệp cùng tận dụng “đặc quyền” là thẻ nhà báo và giấy đi đường để được thông chốt kiểm soát dịch đi đến tận trao lương thực, thực phẩm, thuốc men và dụng cụ y tế cho người dân.

Chia sẻ về hoạt động thiện nguyện của mình, nhà báo Hà Kiều bộc bạch: “Mình chỉ nghĩ giản đơn là khi TP thực hiện lệnh giới nghiêm trong thời gian dài thì rất nhiều người sẽ bị tác động - ảnh hướng đến đời sống dân sinh, trong đó có người vô gia cư. Bình thường họ sống bằng tình thương của mọi người, từ những cá nhân - tổ chức từ thiện mà nay lệnh giới nghiêm về đêm, đối tượng được ra đường rất hạn chế, dĩ nhiên người làm hoạt động thiện nguyện cũng thế. Và với mình, sự sẻ chia trong lúc này không chỉ giản đơn là trách nhiệm của nghề mà trên hết còn là lương tâm của tình người, nhất là khi mình có được may mắn và được ‘đặc quyền’ này”.

Nhà báo Hà Kiều trao lương thực, thực phẩm cho người dân trong đợt đại dịch Covid-19 vừa qua.

Nhà báo Hà Kiều trao lương thực, thực phẩm cho người dân trong đợt đại dịch Covid-19 vừa qua.

“Chắc hẳn, ai trong chúng ta cũng đang nơm nớp lo sợ khi cơn đại dịch Covid-19 đang diễn ra ở khắp nơi trên đất nước; thì có một số người lang thang, nghèo khó ở ngoài kia xã hội vẫn đang chênh vênh trong cảnh "màn trời chiếu đất". Trong số đó có người không nhà không cửa, người lao động nghèo thất nghiệp... Đối với họ cuộc sống bình thường đã là cực khổ lắm rồi thì tại thời điểm này họ càng khổ cực hơn”, Hà Kiều nói.

Và hơn ai hết, những phận đời như vậy cần sự chung tay của cộng đồng để sẻ chia cùng nhà nước. Sài Gòn là một trong những thành phố mà hoạt động "tương thân tương ái' luôn được quan tâm. Bên cạnh sự quan tâm, hỗ trợ của thành phố thì phải kể đến sự đồng hành của các tổ chức, doanh nghiệp và nhóm từ thiện nơi đây.

Rồi đâu đó trong suốt những chặng đường trong đêm khuya tại Sài Gòn, trời cũng bắt đầu đổ mưa nặng hạt. Trong chiếc áo mưa dày đặc của mình, tôi thấy được xa xa kia là những ông cụ, bà lão đang co rúm lại trên những mái hiên ven đường. Hình ảnh này làm người ta không khỏi suýt xoa, khi chứng kiến được những con người bằng tuổi cha mẹ mình. Nhưng cuộc sống của họ sao còn cực khổ quá. Đáng lẽ ra, đây là độ tuổi được nghỉ ngơi và hưởng phước cùng con châu. Thì ông bà còn phải lo lắng chuyện mưu sinh...

Nhà báo cũng là những chiến binh giúp người dân vượt qua đại dịch Covid-19.

Nhà báo cũng là những "chiến binh" giúp người dân vượt qua đại dịch Covid-19.

Tôi vẫn không biết rằng, thằng bé không cha không mẹ, hay phun lửa kiếm sống nơi quán nhậu tôi vẫn thường hay ghé. Mùa dịch này, chúng có tiền để sinh sống hay không? Chúng có bữa cơm no bụng giữa vùng đất này hay không? Hay phải lay lắt cho qua cơn đại dịch. Vì đối với những đứa trẻ vô gia cư, không cha không mẹ như chúng, chỉ có thể tự mưu sinh kiếm sống bằng chính bản thân mình…

Chứng kiến trước những mảnh đời vô gia cứ ấy, tim tôi cứ như đau thắt lại như nhìn thấy những người trong gia đình của mình đang phải sống trong khổ cực, lầm than. Rỗi bông tôi nghe tiếng của ông cụ đang ngồi dưới hiện nhà vọng lại làm tôi giật bắn mình, nhà báo Hà Kiều bùi ngùi nói.

Từ nhiệt huyết trong đợt dịch Covid-19, sau dịch Hà Kiều tiếp tục kêu gọi các mạnh thường quân, các đơn vị đối tác của báo cùng tổ chức các chương trình hỗ trợ trẻ em, học sinh khó khăn vì dịch Covid-19. Gần đây nhất, Hà Kiều đã tổ chức thành công Chương trình “Khoảng khắc đáng sống” thấm đẫm giá trị nhân văn sâu sắc

Những nghĩa cử cao đẹp này đã xác tín cho tôi sự an ủi, niềm tin và tình yêu thương giữa lúc thế giới đang ngập tràn bất định. Những câu chuyện giản dị, đẹp đẽ không chỉ dừng lại ở mỗi khoảnh khắc mà như còn đang ngân dài tựa những hồi chuông của sự cho đi thầm lặng, có sức lay động, để ở đâu đấy giữa cuộc sống bộn bề, hối hả bon chen kia, những điều bình dị nhất về tình người vẫn luôn lấp lánh.