Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Nhà văn Phan Ý Yên: "Bận rộn không có nghĩa là bạn đang có ích!"

Bạn biết không, đa số mọi người vẫn lầm tưởng, càng làm việc bận rộn thì họ càng trở nên quan trọng nhưng những người thành công hiểu rằng, bận rộn đôi khi chỉ tốn thời gian vô ích, hiệu quả công việc mới là cái đích thực sự cần hướng tới.

Phan Ý Yên đã không còn là cái tên xa lạ với những độc giả trẻ. Sách của cô từng được nhận xét là viết dành riêng cho phái nữ với những cảm xúc rất chân thật tinh tế mà giữ được nét mộc mạc trong cách yêu của mình. Những ý tứ của cô được thể hiện qua các tác phẩm: "Em là để yêu", "Người lớn cô đơn", "Cà phê với người lạ"...

Mới đây, nữ nhà văn thành thật chia sẻ quan điểm của mình về sự bận rộn của người hiện đại. Theo đó, những người biết sắp xếp và tận hưởng cuộc sống lại là những người thành công còn những người lúc nào cũng nói "Tôi bận" có thể là một người có lối sống ngổn ngang, khổ sở.

"Hồi xưa mình có một em nhân viên cũ lúc nào cũng trong tình trạng tất bật hớt hải. Một lần mình hỏi nó là làm cái quái gì mà lúc nào cũng như cháy nhà đến nơi thế, nó vẫn hớt hải, em bận lắm. Một ngày em phải đi học nhé, đi làm cho chị nhé, đón em gái em, thỉnh thoảng nấu cơm hộ mẹ, rồi chạy freelance event nữa chứ. Em bận lắm!!! 

Và sẽ không có gì để kể nếu như tất thảy hớt hải đó đều kết thúc thành công lúc cuối ngày. Nhưng không, nó rối tung việc này sang việc khác và mặt mũi tâm trạng thì thường xuyên căng thẳng bực bội. Vâỵ "Làm thế nào để không bị kiệt sức vì công việc?", "Làm thế nào để không quá tải và bị vắt quéo hết năng lượng?", "Làm thế nào để nghe Đen và không còn muốn vứt hết để mà đi nữa…"?

Nhà văn Phan Ý Yên: Bận rộn không có nghĩa là bạn đang có ích! - Ảnh 1.

Bạn biết không, đa số mọi người vẫn lầm tưởng, càng làm việc bận rộn thì họ càng trở nên quan trọng nhưng những người thành công hiểu rằng, bận rộn đôi khi chỉ tốn thời gian vô ích, hiệu quả công việc mới là cái đích thực sự cần hướng tới. 

Cấu tạo của não bộ giới hạn con người ở một ngưỡng tiếp nhận thông tin nên việc bắt bản thân phải hoạt động nhiều chiều cùng một lúc sẽ khiến nó đơ là chuyện hiển nhiên. Thông thường, trí nhớ ngắn hạn của chúng ta không thể lưu giữ quá 3 thông tin tại một thời điểm mà vẫn đảm bảo thực hiện hiệu quả từng hoạt động. 

Do đó, quản lý ngưỡng tiếp nhận này chính là mấu chốt của việc quản lý được thời gian một cách hiệu quả nhất.

Nhà văn Phan Ý Yên: Bận rộn không có nghĩa là bạn đang có ích! - Ảnh 2.

- Đừng vội vã thay đổi quá nhiều thứ. Nhất là những bạn mới thất tình. Mình phải nhận thêm job, mình phải đi tập gym 5 ngày/tuần, mình phải Keto giảm cân, mình phải lên Tinder thường xuyên hơn… Không, quá nhiều thay đổi chỉ ép bản thân nhanh kiệt quệ hơn mà thôi. Vì thế hãy chọn một mục tiêu rồi thực sự cố gắng thành thạo nó.

- Sắp xếp công việc ngày mai ngay hôm nay. Nhưng không phải là lên một check list công việc dài ngoẵng mà là xác định các ưu tiên công việc trong ngày. Mục đích chính là LÀM XONG CÁC VIỆC QUAN TRỌNG NHẤT chứ không phải là làm NHIỀU VIỆC NHẤT.

- Ghi chép bằng tay sẽ giúp não bộ ghi nhớ tốt hơn các thiết bị điện tử.

- Đừng tạo áp lực lên bản thân về việc mình phải làm được mọi việc hay giỏi giang mọi thứ.

- Học cách từ chối.

- Có trách nhiệm với bản thân và người khác. Muốn giữ được trách nhiệm này phải học cách dự đoán được khả năng hoàn thành trước khi nhận việc.

- Liên tục tự nhủ với bản thân rằng mình có thể làm được".