Quay lại Dân trí
Dân Sinh

"Nhánh cây" khẳng khiu "mọc" trong ống mật của cụ bà 62 tuổi

"Nhánh cây" khẳng khiu "mọc" trong ống mật của cụ bà 62 tuổi hóa ra lại là hình ảnh của căn bệnh liên quan đến đường mật ít ai để ý.

Health đưa tin, nghiên cứu trường hợp mới được công bố thứ 4 trên Tạp chí Y học New England cho biết, một phụ nữ 62 tuổi bị tích tụ mật cùng nhiều "vật liệu" khác trong ống dẫn mật và hình ảnh khi nhìn thấy làm người ta hốt hoảng.

Được biết, người phụ nữ được đưa đến khoa cấp cứu trong tình trạng vàng da, màng nhầy lòng trắng mắt chuyển sang vàng xuộm do dư thừa bilirubin, một hóa chất màu vàng có trong tế bào máu đỏ. Tình trạng này kéo dài 2 tháng trước khi bà đến viện cấp cứu.

Nhặt được "nhánh cây" khẳng khiu bên trong ống mật một phụ nữ, các bác sĩ hú hồn hóa ra đây là "hình ảnh" của căn bệnh đáng sợ - Ảnh 1.

Nghiên cứu trường hợp mới được công bố thứ 4 trên Tạp chí Y học New England cho biết, một phụ nữ 62 tuổi bị tích tụ mật cùng nhiều "vật liệu" khác trong ống dẫn mật và hình ảnh khi nhìn thấy làm người ta hốt hoảng.

Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy người phụ nữ thực tế có nồng độ bilirubin cực cao, cùng với nồng độ alanine aminotransferase trong huyết thanh và aspartate aminotransferase trong huyết thanh, cả hai chỉ số cho thấy sức khỏe gan không ổn. Các bác sĩ cũng phát hiện ra sự giãn nở ở đầu dưới ống mật và một khiếm khuyết ở đầu trên, đồng thời ống mật chủ thì mỏng đi.

Tình trạng của bệnh nhân tiếp tục xấu đi và bà phải trải qua ca ghép gan chỉnh hình thứ hai. Trong suốt quá trình, các đường mật giống như nhánh được tìm thấy và lấy ra từ đầu trên của ống mật chung.

Nhặt được "nhánh cây" khẳng khiu bên trong ống mật một phụ nữ, các bác sĩ hú hồn hóa ra đây là "hình ảnh" của căn bệnh đáng sợ - Ảnh 3.

Theo nghiên cứu trường hợp, bệnh nhân cuối cùng được chẩn đoán mắc bệnh lý đường mật. Cụ thể là hội chứng bó đường mật với đặc trưng bởi sự phát triển của phôi trong mật sau ghép gan, các tác giả nghiên cứu giải thích.

Một trường hợp được công bố trên Endoscopy International Open, nghiên cứu sâu hơn về hiện tượng hội chứng bó đường mật, giải thích đó là một biến chứng của ghép gan chỉnh hình xảy ra ở 4% đến 18% người nhận ghép gan chỉnh hình. Các triệu chứng có thể bao gồm sốt cao, vàng da và tăng men gan ứ mật. Giống như bệnh nhân được đề cập ở trên, 22% bệnh nhân mắc hội chứng bó đường mật đòi hỏi phải cấy ghép lặp lại.

Nhặt được "nhánh cây" khẳng khiu bên trong ống mật một phụ nữ, các bác sĩ hú hồn hóa ra đây là "hình ảnh" của căn bệnh đáng sợ - Ảnh 4.

Nghiên cứu sâu hơn về hiện tượng hội chứng bó đường mật, giải thích đó là một biến chứng của ghép gan chỉnh hình xảy ra ở 4% đến 18% người nhận ghép gan chỉnh hình.

May mắn cho bệnh nhân, sau khi phẫu thuật, bệnh vàng da đã được điều trị khỏi các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm sau đó đã xác nhận rằng bà đã trở lại các chỉ số sức khỏe ổn định. 6 tháng sau kiểm tra lại, sức khỏe của bà vẫn ổn định bình thường.

Hẹp đường mật là tình trạng lâm sàng phổ biến hiện nay, dẫn tới viêm, tắc nghẽn các đường ống dẫn mật từ gan vào ruột non. Mật trào ngược vào gan vì không được lưu thông một cách bình thường (ứ mật), gây phá hủy tế bào gan, thay bằng mô sẹo, dẫn tới tình trạng vàng da và xơ gan. 

Nhặt được "nhánh cây" khẳng khiu bên trong ống mật một phụ nữ, các bác sĩ hú hồn hóa ra đây là "hình ảnh" của căn bệnh đáng sợ - Ảnh 6.

Mật trào ngược vào gan vì không được lưu thông một cách bình thường (ứ mật), gây phá hủy tế bào gan, thay bằng mô sẹo, dẫn tới tình trạng vàng da và xơ gan.

Tình trạng tạo sẹo trong gan càng làm cản trở dòng máu đi qua gan, tạo nhiều sẹo hơn nữa, làm suy giảm chức năng gan nghiêm trọng. Bên cạnh đó, hẹp đường mật còn có thể dẫn tới biến chứng viêm đường mật cấp, áp xe gan, suy gan và xơ gan mật thứ cấp.