Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Nhiều hoạt động ý nghĩa tuyên truyền phòng chống ma túy trong năm 2021

Những năm qua, tệ nạn ma tuý ở Việt Nam vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, cùng với việc xuất hiện nhiều loại ma tuý mới như: Heroin, cần sa, ma tuý đá, thuốc lắc, bóng cười, viên ma túy tổng hợp... được đối tượng buôn bán ngụy trang một cách tinh vi. Trong năm 2021 vừa qua, Viện Nghiên cứu và Ứng dụng phòng chống ma túy PSD (Viện PSD) đã phối hợp với sở GD&ĐT các tỉnh thực hiện chương trình tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm thông qua trực tiếp, trực tuyến.

Đẩy mạnh công tác ttuyên truyền phòng chống ma túy

Trong năm 2021 một năm đầy biến động với tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tuy nhiên Viện PSD cũng nhanh chóng thích ứng và triển khai được nhiều hoạt động.

Empty

Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm (UBQG) tại công văn số 1477/VPCP-KGVX ngày 09/03/ 2021 về phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm và Chương trình công tác năm 2021 của UBQG, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) đã ban hành Kế hoạch số 599/KH-BGDĐT tạo về triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Ủy ban Quốc gia giao năm 2021.

Viện PSD đã phối hợp với 07 tỉnh đã thực hiện các nhiệm vụ là Lạng Sơn, Long An, Đắk Nông, Quảng Ngãi, Thái Nguyên, Đắk Lắk, Bắc Giang, cụ thể như sau:

Viện đã tiến hành khảo sát thực trạng phòng chống ma túy tại các trường học trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên, Đắk Nông với tổng số 4.487 người;

Tổ chức các chương trình tuyên truyền, tập huấn công tác phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm và tệ nạn xã hội cho học sinh, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, cán bộ Đoàn, Đội của các nhà trường với 31 chương trình tập huấn theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với số người tham dự là gần 20.000 người.

Empty

Về nhiệm vụ Xã hội hóa các chương trình tuyên truyền, giáo dục, nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng chống ma túy trong trường học, đã triển khai dưới nhiều hình thức linh hoạt, phù hợp và nhằm góp phần nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng phòng chống ma túy trong trường học. Tỉnh Bắc Giang, Đắk Lắk và từ nguồn tài trợ của một số doanh nghiệp đã trang bị 6772 cuốn tài liệu “Kỹ năng phòng, chống ma túy” cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, phụ huynh và học sinh.

Viện PSD đã thí điểm xét nghiệm chất ma túy trong nước tiểu cho 3009 học sinh trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, qua đó, phát hiện 18 học sinh dương tính với chất gây nghiện như thuốc phiện, ma túy tổng hợp: thuốc lắc, ma túy đá, cỏ Mỹ, cần sa… (Viện PSD đã, đang phối hợp với gia đình, nhà trường làm rõ nguyên nhân dương tính với chất gây nghiện và hỗ trợ, can thiệp sơ bộ cho gia đình, học sinh).

Triển khai tập huấn bộ tài liệu “Kỹ năng phòng, chống ma túy” và trang bị 10.566 cuốn tài liệu “Kỹ năng phòng, chống ma túy” cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh và cha mẹ học sinh tại các tỉnh Lạng Sơn, Long An, Thái Nguyên, Quảng Ngãi, Đắk Nông, Đăk Lắk.

Nhận được nhiều phản hồi tích cực

 Viện PSD phối hợp cùng với Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh thực hiện chương trình tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm thông qua trực tiếp, trực tuyến đã thu hút được sự quan tâm lớn của địa phương.

Empty

Trong buổi tập huấn, tuyên truyền các chuyên gia của Viện PSD đã trao đổi một số chuyên đề về: Thực trạng, tình hình phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm năm 2021 và Can thiệp dự phòng sử dụng ma túy; Kỹ năng nhận biết ma túy mới và nhận biết người sử dụng/nghiện ma túy; Cơ chế gây nghiện, tái nghiện ma túy và Kỹ năng phòng, chống ma túy; Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng bộ tài liệu Kỹ năng phòng chống ma túy cho học sinh. Song song nhiệm vụ tập huấn kiến thức kỹ năng phòng chống ma túy, Viện PSD cũng đã thực hiện khảo sát thực trạng phòng chống ma túy cho học sinh tại các trường học trên địa bàn.

Tại chương trình tập huấn, tuyên truyền công tác phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm, tệ nạn xã hội do Viện PSD phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn tổ chức ngày 26/11/2021, Cô Lành Mai Phương, Tổng phụ trách Đội trường THCS Thị trấn Đình Lập cho biết: “Đối với giáo viên, đây cũng là lần đầu chúng tôi được tham gia chương trình tập huấn, truyên truyền phòng chống ma túy với nhiều giáo cụ trực quan, sinh động như vậy. Đây là dịp để học sinh, giáo viên được mở mang kiến thức toàn diện về phòng chống ma túy.”

Empty

Sau khóa tập huấn, cô Đường Thị Duyên – giáo viên THCS Lạc Long Quân, tỉnh Đắk Lắk chia sẻ: “Qua chương trình, tôi hiểu thêm nhiều kiến thức chính thống, toàn diện về ma túy. Những kiến thức này tôi sẽ áp dụng vào các tiết ngoại khóa tại nhà trường, lồng ghép vào bộ môn giáo dục công dân mình đang giảng dạy. Trong môn học của mình, tôi sẽ đưa các nội dung cụ thể như: kỹ năng nhận biết các loại ma túy, tác hại của một số loại ma túy trá hình, kỹ năng phòng tránh tệ nạn ma túy cho học sinh…”

“Chương trình này rất bổ ích, lần đầu con được tham gia chương trình tổ chức như thế này. Con mong muốn có thêm những buổi tuyên truyền như thế này tại trường học để biết thêm nhiều kiến thức về ma túy để phòng tránh,” em Phạm Lê Đan Khuê, lớp 6A4, trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, tỉnh Đắk Nông cho biết.

Thực tế sau khi triển khai nhiệm vụ tại một số tỉnh, ta có thể nhìn thấy rõ hơn thực trạng hiện nay các trường học còn rất thiếu thông tin, kiến thức về phòng, chống ma túy; nhu cầu về tuyên truyền, tập huấn, tài liệu về kiến thức kỹ năng phòng ngừa ma túy trong trường học rất lớn và cấp bách. Do có sự hưởng ứng tích cực, đồng thuận từ các Sở Giáo dục và Đào tạo (Sở GD&ĐT) các tỉnh, các trường học, đã phối hợp chặt chẽ, nghiêm túc và tạo điều kiện thuận lợi cho Viện PSD triển khai các nhiệm vụ. Đồng thời, triển khai bước đầu cũng tạo điều kiện để Bộ GD&ĐT cũng như Viện PSD rút kinh nghiệm, hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hơn nữa về mọi mặt để tiếp tục thực hiện cho thời gian tiếp theo.