Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Những hiểu lầm thường thấy trong cộng đồng về bệnh dại

Vừa qua, Hội Y Học Dự Phòng Việt Nam tổ chức thảo luận báo chí “Hưởng ứng ngày thế giới phòng chống dại - Nâng cao nhận thức về phòng dại, hướng tới mục tiêu không ai phải tử vong vì bệnh dại”, với sự tài trợ của Vông ty TNHH Sanofi-Aventis (trực thuộc tập đoàn Sanofi - Pháp). Chương trình có sự tham vấn thông tin của chuyên gia y tế đến từ Viện Pasteur TP.HCM, nhằm cung cấp thông tin về bệnh dại và giải đáp những hiểu lầm thường thấy trong cộng đồng về bệnh dại, từ đó gia tăng nhận thức, giúp người dân chủ động phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này.

Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do virus. Bệnh lây truyền chủ yếu qua vết cắn hoặc vết cào, liếm của động vật bị dại lên trên da bị tổn thương. Ổ chứa virus dại trong thiên nhiên là động vật có vú máu nóng như: chó, mèo, chồn, cầy và những động vật có vú khác. Ở Việt Nam, chó là ổ chứa virus dại chủ yếu, chiếm 96-97%, sau đó là mèo 3-4%, động vật khác chưa phát hiện được như thỏ, chuột, sóc...

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh dại phổ biến trên toàn thế giới. Mỗi năm, trên 10 triệu người bị súc vật nhiễm dại hoặc nghi bị dại cắn, phải được điều trị dự phòng bằng vaccine và khoảng 59.000 người tử vong vì căn bệnh này. Các trường hợp tử vong chủ yếu được báo cáo ở các nước thuộc vùng nhiệt đới. Hiện tại, chưa có loại thuốc nào có thể chữa được bệnh Dại. Một khi triệu chứng xuất hiện, người nhiễm virus ại có khả năng tử vong gần như 100%.

Tọa đàm báo chí đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích về bệnh Dại và giải đáp những hiểu lầm thường thấy về căn bệnh nguy hiểm này.

Tọa đàm báo chí đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích về bệnh Dại và giải đáp những hiểu lầm thường thấy về căn bệnh nguy hiểm này.

Tại Việt Nam, từ đầu năm 2022 đến hết tháng 9, cả nước ghi nhận 40 ca tử vong do bệnh dại, trong đó, Bến Tre là địa phương đứng đầu với 11 ca tử vong. Bộ Y tế cho biết, trong hai năm 2020 - 2021, bệnh dại có xu hướng gia tăng rõ rệt tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên và miền Nam. Thời gian xảy ra rải rác vào các tháng trong năm, cao hơn vào các tháng nắng nóng (từ tháng 5 đến 8).

Một trong những nguyên nhân khiến bệnh dại có chiều hướng tăng là do nhận thức của người dân về căn bệnh này vẫn còn hạn chế. Bên cạnh đó còn có các nguyên nhân như công tác quản lý đàn chó còn lỏng lẻo, tỷ lệ tiêm vaccine dại trên chó còn thấp…

ThS.BS Nguyễn Ngọc Anh Tuấn nhấn mạnh nguyên nhân trực tiếp gây tử vong chủ yếu là do người dân không tiêm phòng vaccine sau khi bị động vật nghi dại cắn, cào hoặc liếm lên vùng da tổn thương

ThS.BS Nguyễn Ngọc Anh Tuấn nhấn mạnh nguyên nhân trực tiếp gây tử vong chủ yếu là do người dân không tiêm phòng vaccine sau khi bị động vật nghi dại cắn, cào hoặc liếm lên vùng da tổn thương

Nhận định về lý do cụ thể khiến số ca tử vong do dại tăng, ThS, BS Nguyễn Ngọc Anh Tuấn - Điều hành Trung tâm xét nghiệm Y sinh học lâm sàng và dịch vụ KHKT, Viện Pasteur TP.HCM chia sẻ: “Hầu hết trường hợp tử vong vì bệnh dại là do người bệnh không đi tiêm vaccine phòng ngừa sau khi bị động vật cắn, cào, liếm lên vùng da bị tổn thương. Người dân thường nghĩ rằng chó mèo đã tiêm phòng rồi thì không sao hoặc có thói quen theo dõi động vật cắn trước, nếu có vấn đề gì mới đến cơ sở y tế để tiêm phòng. Đây là các quan niệm không đúng vì tiêm ngừa dại là đặc biệt cần thiết, tiêm càng sớm càng tốt ngay sau khi bị động vật cắn. Nhất là những trường hợp bị cắn ở vùng nguy hiểm như đầu, mặt, cổ… Ngoài ra, việc tự ý điều trị bằng thuốc Đông y hoặc đi lấy nọc… sẽ dễ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và nguy hiểm hơn là dẫn đến tử vong”.

Tâm lý sợ tác dụng phụ của vaccine dại cũng là một rào cản khiến người dân ngại đi tiêm phòng sau khi phơi nhiễm. Tuy nhiên, “Vaccine dại thế hệ mới được sản xuất bằng công nghệ mới là công nghệ tế bào và đã được kiểm tra với các quy trình chặt chẽ, đảm bảo tính an toàn cho người tiêm và không có gì phải lo lắng về các tác dụng phụ của vaccine, bác sĩ Nguyễn Ngọc Anh Tuấn nhấn mạnh.