Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Phát triển thị trường lao động đồng bộ, hiện đại, đáp ứng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

Ngày 28/12, tại Hà Nội, Bộ LĐ-TB&XH tổ chức Tọa đàm về các ưu tiên hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lao động – xã hội giai đoạn 2022-2030. Tọa đàm được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Ông Lưu Quang Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ LĐ-TB&XH dự và trụ trì tọa đàm.

Ông Lưu Quang Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ LĐ-TB&XH phát biểu tại tọa đàm.

Ông Lưu Quang Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ LĐ-TB&XH phát biểu tại tọa đàm.

Hàng trăm nghìn lượt người lao động Việt Nam đã đi làm việc theo hợp đồng tại hơn 40 quốc gia

Phát biểu khai mạc tại buổi tọa đàm, ông Lưu Quang Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, trong lĩnh vực hợp tác về lao động, hàng trăm nghìn lượt người lao động Việt Nam đã đi làm việc theo hợp đồng tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, tạo ra nguồn thu nhập thúc đẩy phát triển kinh tế gia đình, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam và nước tiếp nhận lao động. Các dự án hợp tác quốc tế đã mạng lại nhiều hỗ trợ tài chính và kỹ thuật, góp phần xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế và nâng cao hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật về lao động và xã hội, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo tốt các quyền an sinh xã hội cho người dân, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội. Việt Nam cũng có nhiều đóng góp sáng kiến, kinh nghiệm chia sẻ với quốc tế về quá trình phát triển trong lĩnh vực lao động và xã hội.

Tọa đàm nhằm mục tiêu xây dựng  định hướng về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lao động và xã hội phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế xã hội bền vững tại Việt Nam, từ đó xây dựng kế hoạch hợp tác khả thi, hiệu quả, bền vững để đóng góp vào mối quan hệ, hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác cũng như thúc đẩy thực hiện thành công các Mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 và các cam kết quốc tế về lao động và xã hội mà Việt Nam là thành viên.

“Thông qua buổi tọa đàm, mong mốn được sự chia sẻ từ các cơ quan, đơn vị về một số kết quả hợp tác thời gian qua cũng như thông tin về các ưu tiên, định hướng hợp tác chính trong lĩnh vực lao động và xã hội. Qua đó tăng cường hiệu quả điều phối các hoạt động hợp tác quốc tế của Bộ LĐ-TB&XH trong thời gian tới”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Bà Hà Thị Minh Đức, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế báo cáo một số kết quả hợp tác quốc tế giai đoạn 2016-2022 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2021-2030,

Bà Hà Thị Minh Đức, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế báo cáo một số kết quả hợp tác quốc tế giai đoạn 2016-2022 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2021-2030,

Báo cáo một số kết quả hợp tác quốc tế giai đoạn 2016-2022 và yêu cầu hợp tác quốc tế phục vụ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2021-2030, bà Hà Thị Minh Đức, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ LĐ-TB&XH cho biết: Về lao động việc làm, trong thời gian qua thị trường lao động được cải thiện, vượt qua đại dịch Covid-19, tỷ lệ thất nghiệp được duy trì ở mức dưới 4% (từ năm 2016), thu nhập bình quân tăng (năm 2022: tăng 1,6 triệu đồng); tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ đạt 26,3%...

Về hệ thống BHXH, độ bao phủ BHXH và bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động đã được mở rộng. Tỉ lệ tham gia đạt 37,5% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH; trong đó có 30,55% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Hệ thống giáo dục nghề nghiệp phát triển cả về số lượng và chất lượng, đã có nhiều giải pháp đột phá về nâng cao chất lượng công tác đào tạo, gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động, việc làm bền vững, an sinh xã hội. Cùng với đó, chất lượng nguồn nhân lực tham gia thị trường lao động được cả thiện, với gần 67% lao động đã qua đào tạo.

Tọa đàm được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Tọa đàm được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Đối với lĩnh vực giảm nghèo, tỉ lệ nghèo đa chiều đã giảm dần qua các năm, tỉ lệ nghèo đa chiều trên phạm vi toàn quốc là 9,35% tổng số 2.393.332 hộ, trong đó tỉ lệ hộ nghèo là 5,2%; cận nghèo là 4,15%. Tỉ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%, tỉ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 4-5%/năm.

Về lĩnh vực bình đẳng giới, chỉ số giới của Việt Nam hiện đang thuộc nhóm cao nhất trên thế giới. Trong đó, lao động nữ chiếm 46,6% trong cơ quan chính phủ, 46,78% lực lượng lao động, 46,8% số người có việc làm, 62,8% lao động nông nghiệp. Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái giảm đáng kể, kể cả trong tác động của đại dịch Covid-19…

Tuy nhiên, theo lãnh đạo Vụ Hợp tác quốc tế, ngoài những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, bên cạnh đó vẫn còn một số vấn đề xã hội cần tiếp tục tập trung giải quyết, đó là tình trạng phụ nữ và trẻ em bị bóc lột, phổ cập nước sạch, vệ sinh môi trường, cộng đồng dân tộc thiểu số, người khuyết tật, xóa bỏ tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em, tăng mức hưởng lợi của các nhóm dễ tổn thương với bảo hiểm y tế.

Đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao

Về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2025, đại diện Vụ Hợp tác quốc tế cho hay, trong thời gian tới tập trung hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội; phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế; phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Tọa đàm về các ưu tiên hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lao động – xã hội giai đoạn 2022-2030.

Tọa đàm về các ưu tiên hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lao động – xã hội giai đoạn 2022-2030.

Phát triển thị trường lao động đồng bộ, hiện đại, hiệu quả với chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng phát triển nhanh, bền vững và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, tiến tới bao phủ toàn dân, đáp ứng nhu cầu về cơ bản và cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân; góp phần đảm bảo công bằng xã hội và không để ai bị bỏ lại phía sau.

Theo Vụ Hợp tác quốc tế, trong thời gian tới, hợp tác quốc tế sẽ tiếp tục là một động lực quan trọng góp phần thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện các mục tiêu đã đề ra và giải quyết các thách thức có thể nảy sinh trong giai đoạn đến 2030, 2045.

Tập trung nguồn lực giải quyết các vấn đề ưu tiên của ngành, có sự điều phối, đảm bảo không trùng chéo; phân bổ nguồn lực hợp lý; phát triển hợp tác ở các lĩnh vực còn nhiều khoảng trống…

Cùng với đó, tăng cường hợp tác với các đối tác truyền thống trên các lĩnh vực theo hướng hợp tác sâu hơn trong các lĩnh vực đang hợp tác và mở rộng ra các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm. Đồng thời, mở rộng quan hệ, hợp tác với các đối tác mới để tăng cường nguồn lực, học tập kinh nghiệm quốc tế để áp dụng phù hợp với thực tiễn Việt Nam…