Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Quảng Ngãi: 165 nhà bị sập đổ, 84.499 nhà ở bị tốc mái, hư hỏng do bão số 9

(Dân sinh) - Theo thống kê ban đầu, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 165 nhà bị sập đổ, 84.499 nhà ở bị tốc mái, hư hỏng.

Do ảnh hưởng của bão số 9, tại đảo Lý Sơn có gió mạnh cấp 11, giật cấp 13. Trên đất liền, các huyện ven biển tỉnh Quảng Ngãi có gió mạnh cấp 10, 11, giật cấp 12, 13. Từ chiều tối 27/10 đến ngày 28/10, do ảnh hưởng bão và hoàn lưu của bão số 9,  khu vực Quảng Ngãi có mưa rất to; lượng mưa đo được tại các trạm 300 - 500 mm, có nơi trên 500 mm.

Thiệt hại do bão số 9 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi là rất lớn - Ảnh 1.

Lực lượng chức năng tìm kiếm và hỗ trợ người dân ra khỏi vùng ngập, lụt

Theo  báo cáo của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, tình hình thiệt hại ban đầu do bão số 9 gây ra (cập nhật đến 18 giờ ngày 28/10) như sau:  Bị thương 13 người (Bình Sơn: 2, Sơn Tịnh: 3, Nghĩa Hành: 3, TP Quảng Ngãi: 3, Sơn Hà: 1, Trà Bồng: 1).

Về nhà ở, nhà bị sập đổ 165 cái (Bình Sơn: 14, Tư Nghĩa: 7, Nghĩa Hành: 4, TP Quảng Ngãi: 110, Sơn Hà: 30); Nhà ở bị tốc mái, hư hỏng 84.499 cái (Bình Sơn: 18.500, Sơn Tịnh: 3.600, TP Quảng Ngãi: 6.000, Tư Nghĩa: 23.800, Mộ Đức: 15.200, Đức Phổ: 700, Nghĩa Hành: 12.500, Sơn Hà: 1.635, Ba Tơ: 361, Minh Long: 956, Trà Bồng: 205, Sơn Tây: 42, Lý Sơn: 1.000).

Thiệt hại do bão số 9 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi là rất lớn - Ảnh 2.

TP Quảng Ngãi tan hoang sau bão số 9

Về giáo dục, trường học bị tốc mái, hư hỏng 151 điểm trường (Bình Sơn: 66, Sơn Tịnh: 37, Tư Nghĩa: 1, Đức Phổ: 6, Ba Tơ: 3, Nghĩa Hành: 37, Sơn Tây: 1).

Về y tế, Trường Cao đẳng Y tế Đặng Thùy Trâm bị tốc mái. Cơ sở y tế bị tốc mái: 34 cơ sở thuộc địa bàn của 13 huyện, thị xã và thành phố Quảng Ngãi.

Thiệt hại do bão số 9 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi là rất lớn - Ảnh 3.

Quảng Ngãi vẫn mất điện trên địa bàn toàn tỉnh

Về điện, để đảm bảo an toàn cho hệ thống điện, Điện lực Quảng Ngãi tiến hành cắt phụ tải, hầu hết các huyện đang bị mất điện trên diện rộng. Dự kiến, trong ngày 29/10/2020, điện lực sẽ khắc phục xong tình trạng mất điện cho thành phố Quảng Ngãi và trung tâm các huyện, thị xã.

Về thông tin liên lạc, Trụ BTS bị ngã đổ: 01 trụ (trụ BTS Vinaphone ở xã Phổ Khánh, huyện Đức Phổ).

Về nông nghiệp,  rừng bị thiệt hại 477 ha (Minh Long: 315, Sơn Hà: 162). Cây xanh đô thì bị ngã đổ: 6.000 cây (TP Quảng Ngãi).

Về thủy sản, ca nô, thuyền neo trú tại Cồn An Vĩnh bị bứt neo, sóng lớn đánh chìm: 08 cái. Cá nuôi trong 48 lồng bè bị chết (Lý Sơn).

Thiệt hại do bão số 9 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi là rất lớn - Ảnh 4.

84.499 nhà ở bị tốc mái, hư hỏng trên địa bàn toàn tỉnh

Về các công trình khác,  Trụ sở cơ quan tại các huyện, thị xã, thành phố bị tốc mái, hư hỏng: 279 cái (Bình Sơn: 198 cái, Sơn Tịnh: 21, Tư Nghĩa: 01, Đức Phổ: 16, Ba Tơ: 02, Minh Long: 3, Nghĩa Hành: 31, Trà Bồng: 7). Chợ bị hư hỏng 02 cái (chợ Sông Vệ, huyện Tư Nghĩa và Chợ Nghĩa Phú).

Trụ sở các cơ quan Công an tỉnh: 13 cái (gồm Công an tỉnh và trụ sở công an các huyện). Trạm Khí tượng Thủy văn An Chỉ bị tốc mái, hư hỏng. Về các công trình cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, đê kè...: Các địa phương, đơn vị đang tổ chức kiểm tra

Quảng Ngãi đề nghị Trung ương hỗ trợ khắc phục dân sinh, sản xuất và nhà ở và nhiều hạn mục công trình

Để khắc phục tạm thời các thiệt hại do bão số 9 gây ra nhằm ổn định bước đầu đời sống dân sinh của người dân, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Quảng Ngãi đề nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai xem xét hỗ trợ bước đầu cho tỉnh Quảng Ngãi, gồm:

Hỗ trợ khắc phục dân sinh, sản xuất và nhà ở: Hỗ trợ khắc phục dân sinh và khôi phục sản xuất nông nghiệp do ảnh hưởng của mưa, lũ, bão số 6 gây ra (từ ngày 06 - 11/10/2020): 10,0 tỷ đồng. Hỗ trợ khắc phục dân sinh và thiệt hại về nhà ở do bão số 9: 100,0 tỷ đồng.

Về lâu dài, nhằm đảm bảo an toàn cho người dân, cơ sở hạ tầng thiết yếu phục công tác phòng chống thiên tai, đảm bảo an toàn đê điều và neo trú, tránh trú bão an toàn cho tàu cá, kính đề nghị Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và PTNT quan tâm kiến nghị Chính phủ hỗ trợ tỉnh đầu tư các hạng mục công trình như sau: Cảng cá kết hợp khu neo đậu tránh trú bão Sa Huỳnh, quy mô khoảng 1000 tàu neo trú, dự kiến kinh phí đầu tư khoảng 750,0 tỷ đồng.  Cảng cá kết hợp khu neo đậu tránh trú bão Tịnh Hòa, quy mô 500 tàu neo trú; dự kiến kinh phí đầu tư  khoảng 400,0 tỷ đồng.

Kè chống sạt lở bờ biển thôn Phước Thiện, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn; quy mô kè dài 1,5 km; kinh phí đầu tư ước tính 120 tỷ đồng. Kè chống sạt lở bờ biển Sa Huỳnh, xã Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ đã bị sạt lở từ năm 2016 và tiếp tục sạt lở hàng; quy mô kè dài 0,8 km; dự kiến kinh phí đầu tư khoảng 80 tỷ đồng. Đê chống lũ Bình Trung - Bình Minh, huyện Bình Sơn (thuộc sông Trà Bồng); quy mô dài 4,5km; dự kiến kinh phí đầu tư  khoảng 150 tỷ đồng.