Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Quyền con người tại Việt Nam không bị hạn chế tùy tiện

(Dân sinh) - PGS. TS Tường Duy Kiên,Viện trưởng Viện Quyền con người (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) cho biết, tại Khoản 2, Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.

Năm 1984 một Hội nghị quốc tế đã được tổ chức tại thành phố Siracusa, (Ý) và đã thông qua các nguyên tắc về hạn chế và tạm đình chỉ thực hiện quyền con người – gọi là Các nguyên tắc Siracusa. Các nguyên tắc này đã được Hội đồng kinh tế, xã hội (ECOSOC) của Liên hợp quốc chấp thuận và đưa vào phụ lục của Nghị quyết - UN Doc E/ CN.4/1985/4 (1985)Với 9 nguyên tắc Siracusa đã giải thích là làm rõ thêm các quy định về hạn chế và tạm đình chỉ thực hiện các quyền con người trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị: Các quyền con người có thể bị hạn chế phải "theo quy định của luật". Hạn chế quyền con người vì lý do duy nhất là thúc đẩy lợi ích chung "trong một xã hội dân chủ". Hạn chế quyền con người là cần thiết vì "trật tự công cộng".

Quyền con người tại Việt Nam không bị hạn chế tùy tiện - Ảnh 1.

VIệt Nam bảo đảm quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng cho mọi người dân.

Nguyên tắc hạn chế quyền con người là cần thiết vì "sức khỏe của cộng đồng". Hạn chế quyền con người là cần thiết vì lý do "đạo đức xã hội/công cộng". Nguyên tắc hạn chế quyền con người là cần thiết vì lý do "an ninh quốc gia " . Hạn chế quyền con người vì lý do "an toàn công cộng"

Nguyên tắc hạn chế quyền con người vì lý do bảo vệ "quyền và tự do của người khác hoặc "quyền và danh tiếng của người khác". Hạn chế quyền con người trong "phiên tòa công khai". Thứ chín, vấn đề tạm đình chỉ thực hiện quyền hay thoái lui nghĩa vụ quốc gia trong thực hiện quyền con người khi áp đặt tình trạng khẩn cấp quốc gia.

Theo 9 nguyên tắc nêu trên, các quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam không thể bị hạn chế một cách tùy tiện. Theo quy định của Hiến pháp, các quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật. Có nghĩa nếu muốn hạn chế một quyền nào đó của con người, của công dân phải được quy định trong luật, do Quốc hội ban hành. Và vì vậy, các cơ quan nhà nước khác, không có thẩm quyền để hạn chế quyền con người, quyền công dân, nếu như chưa có luật quy định.

Trong trường hợp để hạn chế quyền con người, quyền công dân phải xuất phát từ sự cấp thiết, đó là vì các lý do như: quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng. Ngoài các lý do này, Quốc hội không thể viện dẫn các lý do khác để hạn chế quyền con người, quyền công dân.

PGS. TS Tường Duy Kiên khẳng định: Trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế, quy định của Hiến pháp, nhiều luật của Việt Nam cũng đã được xây dựng theo hướng tiếp cận dựa trên quyền con người. Vấn đề hạn chế quyền và tự do của cá nhân, công dân bằng việc quy định tương xứng giữa quyền con người, quyền công dân, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân, và các hành vi bị nghiêm cấm.