Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Sở LĐ-TB&XH TP.Cần Thơ đóng góp ý kiến đối với dự thảo Luật Đất đai (Sửa đổi)

(Dân sinh) - Vừa qua, Sở LĐ-TB&XH TP Cần Thơ đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp đối với dự thảo Luật Đất đai ( Sửa đổi). Theo bà Trần Thị Xuân Mai- Ủy viên UBND, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH thành phố Cần Thơ, việc lấy ý kiến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân về Luật Đất đai (sửa đổi) thể hiện rõ tinh thần cầu thị, lấy dân làm gốc trong xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, vì dân, do dân.

Tham gia hội nghị có lãnh đạo Đảng ủy, Ban Giám Đốc Sở cùng đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại văn phòng Sở, các phòng chuyên môn cùng 14 đơn vị trực thuộc.

Tại hội nghị, các đại biểu cùng nhau nghiên cứu, thảo luận về các nội dung quan trọng trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Nhìn chung, các đại biểu đều thống nhất với quan điểm dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này là một bước tiến lập pháp, phù hợp với tình hình hình thực tế nước nhà và thể hiện kiên định lập trường xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Tiến sĩ Trần Thị Xuân Mai- Ủy viên UBND, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH thành phố Cần Thơ chủ trì Hội nghị.

Tiến sĩ Trần Thị Xuân Mai- Ủy viên UBND, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH thành phố Cần Thơ chủ trì Hội nghị.

Theo đó các đơn vị trực thuộc đã tổ chức 06 cuộc hội nghị, hội thảo; đã nhận được 30 lượt ý kiến góp  ý. Phòng Lao động cho rằng Tại khoản 6 Điều 85 Dự thảo “Việc thu hồi đất ở chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành bố trí tái định cư, trừ trường hợp tái định cư tại chỗ hoặc người có đất bị thu hồi đồng ý nhận tiền bồi thường để tự lo chỗ ở hoặc người có đất bị thu hồi đồng ý” đề nghị điều chỉnh như sau “Việc thu hồi đất ở chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành bố trí tái định cư và đã hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho người có đất thu hồi….”

 Tại khoản 2 Điều 89 Dự thảo “Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, đảm bảo thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ” đề nghị điều chỉnh như sau: “Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, đảm bảo việc làm, thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”.

Theo đó các đơn vị trực thuộc đã tổ chức 06 cuộc hội nghị, hội thảo; đã nhận được 30 lượt ý kiến góp  ý.

Theo đó các đơn vị trực thuộc đã tổ chức 06 cuộc hội nghị, hội thảo; đã nhận được 30 lượt ý kiến góp ý.

Tại Điều 105 dự thảo đề nghị điều chỉnh “…Trong quá trình lập phương án đào tạo, chuyển đổi  nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp  huyện phải tổ chức lấy ý kiến và có trách nhiệm tiếp thu, giải trình ý kiến của  người có đất thu hồi, bảo đảm phương án phải phù hợp với tập quán sản xuất,  sinh kế của người bị thu hồi đất. Nếu chuyển nghề phi nông nghiệp thì đào tạo,  chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm phải gắn với nhu cầu thị trường tại địa phương”.

Đóng góp ý kiến của Phòng Xã hội: “Theo qui định của pháp luật đất đai, việc hỗ trợ trong thu hồi đất nông nghiệp chỉ áp dụng cho tổ chức, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là những người không được hưởng lương từ ngân sách nhà nước, tổ chức kinh tế, chính trị xã hội khác, kể cả người về hưu. Việc qui định người trực tiếp sản xuất nông nghiệp làm cho nhiều cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Đảng, nhà nước muốn có nguồn thu nhập ổn định ngoài tiền lương và tham gia các công việc giúp cải thiện đời sống gia đình thông qua sản xuất nông nghiệp gây ra nhiều bất cập.  Đặc thù của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, thành phố Cần Thơ nói riêng có trên 80% cán bộ, công chức, viên chức xuất thân là nông dân. Như vậy, họ không được xem là đối tượng trực tiếp sản xuất nông nghiệp nên khi bị thu hồi đất thì chỉ nhận được tiền bồi thường, trong khi tiền hỗ trợ có những vụ việc là gấp nhiều lần tiền bồi thường”.

Đặc thù của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, thành phố Cần Thơ nói riêng có trên 80% cán bộ, công chức, viên chức xuất thân là nông dân.

Đặc thù của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, thành phố Cần Thơ nói riêng có trên 80% cán bộ, công chức, viên chức xuất thân là nông dân.

Hội cựu chiến binh cơ sở (Sở LĐ-TB&XH) thì đề nghị bổ sung vào khoản 4- 5 điều 74 của dự luật một số nội dung như: “Trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất không điều chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhưng không công bố công khai hoặc không chuyển mục đích sử dụng đất đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất thì người sử dụng đất không bị hạn chế về các quyền sử dụng đất đã được pháp luật qui định”; “Hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm rà soát, xử lý và công bố công khai việc hủy bỏ, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với đất đã được ghi trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện lên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường”.

Ý kiến của Đoàn cơ sở Tại khoản 2, Điều 89 của dự thảo luật quy định việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, đảm bảo thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.

Do đó, quy định cần làm rõ tiêu chí như thế nào là “bằng và tốt hơn”? Bởi trên thực tế, có thể hộ bị thu hồi đất được bố trí nơi ở mới, xây dựng nhà mới, đó mới nói về điều kiện sống. Còn thu nhập bằng hoặc cao hơn nơi ở cũ rất khó định lượng, trên thực tế chưa chắc đã thực hiện được khi hộ gia đình đang sinh sống, làm ăn ổn định, nay bị thu hồi đất phải di dời đến nơi ở mới, phải chuyển đổi nghề nghiệp.

Nhiều đóng góp có ý nghĩa đối với dự thảo Luật Đất đai (Sửa đổi).

Nhiều đóng góp có ý nghĩa đối với dự thảo Luật Đất đai (Sửa đổi).

Điều 105 của dự thảo Luật quy định về hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất. Đối với quy định này, tôi đề nghị quy định rõ mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất, nhất là đối với các hộ sản xuất nông nghiệp. Bởi vì, thực chất của việc thu hồi đất nông nghiệp đối với các hộ làm nghề nông là thu hồi tư liệu sản xuất kèm theo đó là phương thức sản xuất đã gắn với người nông dân. Khi bị thu hồi đất, không tiếp tục làm nông nghiệp, người nông dân khó để thích ứng ngay với ngành nghề khác.

Dó đó, nếu chỉ quy định hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm bằng các hình thức hỗ trợ như: được nhận vào các cơ sở đào tạo nghề; được tư vấn hỗ trợ tìm kiếm việc làm, vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh (khoản 1 Điều 105) là chưa phù hợp mà cần phải có thêm mức chi phí cụ thể, đủ để học tập, thích ứng chuyển đổi nghề. Tránh trường hợp người nông dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp không có thu nhập để ổn định cuộc sống, để lại nhiều hệ lụy xấu về mặt xã hội.