Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo không nên tích trữ thuốc điều trị Covid-19

“Thời hạn sử dụng của thuốc điều trị COVID-19 tương đối ngắn nên việc tích trữ này không có lợi. Đồng thời đây là loại thuốc điều trị theo kê toa, theo đó, chỉ cấp, phát và có thể mua thuốc khi người bệnh đủ điều kiện. Ngoài ra, sau khi các công ty dược được cấp phép và sản xuất đồng loạt thì giá thành sản phẩm còn giảm đi đáng kể”, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM nói.

Trước tình trạng người dân tự mua, tích trữ thuốc điều trị COVID-19, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho biết, mới đây, Bộ Y tế đã cấp phép cho 3 công ty sản xuất thuốc điều trị COVID-19, năng lực sản xuất đạt khoảng 2 triệu viên/tháng. Sắp tới đây, Bộ Y tế cũng sẽ cấp phép cho hàng loạt công ty đáp ứng đủ điều kiện, do vậy, người dân không lo thiếu thuốc.

“Thời hạn sử dụng của thuốc điều trị COVID-19 tương đối ngắn nên việc tích trữ này không có lợi. Đồng thời đây là loại thuốc điều trị theo kê toa, theo đó, chỉ cấp, phát và có thể mua thuốc khi người bệnh đủ điều kiện. Ngoài ra, sau khi các công ty dược được cấp phép và sản xuất đồng loạt thì giá thành sản phẩm còn giảm đi đáng kể”, Chánh Văn phòng Sở Y tế nói.

Báo cáo gửi Thủ tướng ngày 5/3, Bộ Y tế cho biết "bệnh lưu hành" còn được một số chuyên gia gọi là "bệnh đặc hữu", là sự xuất hiện một cách ổn định của bệnh dịch hoặc tác nhân gây bệnh trong một khu vực địa lý hoặc nhóm quần thể dân số nhất định.

Có 4 tiêu chí để đánh giá bệnh lưu hành.

Có 4 tiêu chí để đánh giá bệnh lưu hành.

Có 4 tiêu chí để đánh giá bệnh lưu hành gồm: Có sự tồn tại thường xuyên tác nhân gây bệnh; tồn tại quần thể nhiễm trùng và ổ chứa tác nhân gây bệnh; bệnh dịch xảy ra ở một nhóm hoặc một quần thể dân số trong địa bàn nhất định; tỷ lệ mắc có tính ổn định và có thể dự báo.

Đến nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vẫn coi COVID-19 trong tình trạng đại dịch và dự đoán có thể có các biến thể không lường trước được của virus SARS-CoV-2. Tình hình dịch bệnh tại nhiều nước trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp, cần tiếp tục duy trì các hoạt động đáp ứng với đại dịch ở mức cao.

Ở trong nước, tuy tỷ lệ bệnh nặng, tử vong đã giảm nhiều so với giai đoạn trước nhưng số tử vong ghi nhận hàng ngày vẫn ở mức cao (trên dưới 100 ca/ngày). Con số này cao hơn cả số tử vong cao điểm hàng năm do bệnh dại hoặc dốt xuất huyết, sởi - những bệnh lưu hành có số tử vong cao hàng đầu trong các bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam.

Về việc Bộ Y tế đã đề xuất cho F1 đi làm khi đáp ứng một số điều kiện và F0 có thể làm việc trực tuyến tại nhà, Chánh văn phòng Sở Y tế cho hay, ngành y tế thành phố cũng như các sở ngành khác đang thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Y tế về việc phân loại F0, F1.

Đối với chỉ đạo này, định nghĩa F1 có các điều kiện hạn chế nên số lượng F1 không nhiều. Mục tiêu là quản lý kiểm soát tốt F0, F1 để ngăn lây nhiễm cho cộng đồng và các đối tượng có nguy cơ. Như vậy, TP.HCM chưa có hướng dẫn cho F1 đi làm bình thường nên vẫn thực hiện theo quy định của Bộ y tế.