Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Sóc Trăng, người lao động tiếp cận hiệu quả nguồn vốn vay chính sách

Thời gian qua, hiệu quả của nhiều nguồn lực, trong đó nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần quan trọng, hỗ trợ đắc lực giúp hàng chục nghìn hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có vốn khôi phục sản xuất; hàng nghìn lao động có việc làm; hàng nghìn công trình nước sạch và vệ sinh cho hộ nghèo và đồng bào các dân tộc thiểu số.

 Theo ông  Võ Thanh Quang, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Sóc Trăng, năm qua công tác đào tạo dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực tổ chức tuyển sinh, đào tạo nghề cho 13.000 lao động, góp phần thực hiện đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch đề ra; công tác chăm lo, chi trả trợ cấp đối với gia đình chính sách, người có công với cách mạng, hộ nghèo, cận nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, đối tượng bảo trợ xã hội được thực hiện kịp thời, đúng đối tượng theo quy định; kịp thời tham mưu xây dựng kế hoạch và triển khai các chính sách hỗ trợ cho người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; hỗ trợ gạo cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội gặp khó khăn, hỗ trợ đón người dân gặp khó khăn trở về địa phương, trợ cấp cho người dân thực hiện các biện pháp cách ly y tế...

Việc triển khai thực hiện Đề án số 10 của UBND tỉnh Sóc Trăng đã góp phần đào tạo nguồn lao động chất lượng cao, tiếp cận máy móc thiết bị tiên tiến, đào tạo lao động theo hướng vừa có kiến thức vừa thực hành, góp phần thực hiện chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Sóc Trăng tạo ra một bước đột phá lớn, thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm và xây dựng nông thôn mới.

Sóc Trăng tạo ra một bước đột phá lớn, thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm và xây dựng nông thôn mới.

Bên cạnh đó, công tác triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động; thực hiện các chính sách hỗ trợ tín dụng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và chính sách liên quan Nghị quyết số 68 của Chính phủ; về tình hình tư vấn, giới thiệu và giải quyết việc làm cho người lao động kịp thời và nhanh chóng.

Đối với công tác giảm nghèo, qua điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo đã tiến hành rà soát 332.980 hộ (98.798 hộ khu vực thành thị, 234.182 hộ khu vực nông thôn) theo tiếp cận nghèo đa chiều được đánh giá đối với hộ gia đình qua các chỉ số thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (6 dịch vụ) gồm: Việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, thông tin. Qua kết quả rà soát, Ban Chỉ đạo thống kê toàn tỉnh có 22.120 hộ nghèo, tỷ lệ 6,64% (hộ nghèo dân tộc Khmer 9.908 hộ, chiếm 9,78%); 29.403 hộ cận nghèo, tỷ lệ 8,83% (cận nghèo dân tộc Khmer 11.304 hộ, chiếm 11,15%). Thành phố Sóc Trăng là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất, chiếm 1,51%, cao nhất là huyện Kế Sách với tỷ lệ hộ nghèo chiếm 12,37%.

Ông Trần Duy Đông - Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Sóc Trăng phấn khởi cho biết, thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP, ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Sóc Trăng đã tập trung huy động được nguồn vốn lớn, tổ chức hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi của Nhà nước, góp phần quan trọng để Sóc Trăng tạo ra một bước đột phá lớn, thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm và xây dựng nông thôn mới.

Nhiều chính sách hỗ trợ cho người dân tronng đợt dịch Covid-19 vừa.

Nhiều chính sách hỗ trợ cho người dân tronng đợt dịch Covid-19 vừa.

“Trong 20 năm qua, vốn tín dụng chính sách cho vay đã giải ngân cho hơn 662.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; giúp gần 138.000 hộ vượt qua ngưỡng nghèo, cận nghèo; tạo việc làm cho hơn 38.000 lao động (trong đó có 1.900 lượt lao động đi lao động ở nước ngoài); giúp hơn 50.000 học sinh, sinh viên có vốn để trang trải chi phí học tập; trên 148.000 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được xây dựng, hơn 32.000 lượt hộ dân tộc thiểu số vay vốn phát triển sản xuất, chuyển đổi ngành nghề và mua hơn 3.260ha đất sản xuất; với 30.000 ngôi nhà được sửa chữa, cải tạo, xây dựng theo Quyết định số 167 và Quyết định số 33 của Thủ tướng Chính phủ; hỗ trợ cải tạo, xây dựng mới nhà ở xã hội được 96 căn nhà; hỗ trợ cho 9 doanh nghiệp vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho 912 lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; hỗ trợ 6 cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập vay vốn để sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế phòng, chống dịch Covid-19”,  ông Trần Duy Đông cho biết thêm.

Theo ông Thanh Quang, thời gian tới ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực ngành lao động, người có công và xã hội do Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao. Tăng cường các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động nhằm phục hồi, phát triển thị trường lao động, góp phần giải quyết việc làm, cung ứng nguồn nhân lực, đáp ứng các yêu cầu, mục tiêu về phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.