Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Sông Bồ vượt lũ lịch sử năm 1999, dân vùng rốn lũ Thừa Thiên Huế ngồi ghe trông nhà

Do nhà cửa đã bị ngập sâu trong nước lũ, nhiều người dân ở vùng rốn lũ tỉnh Thừa Thiên Huế đã phải di dời, sơ tán đến nơi an toàn. Song, có nhiều người bám trụ lại và cách họ thích ứng là kê cao giường hoặc ngồi ghe nổi lềnh bềnh ngay trong nhà.

Nước lũ bao vây người dân Quảng Phú, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế

Theo Văn phòng Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế, đêm qua (9/10), lũ trên sông Bồ đã đạt đỉnh lúc 23h ở mức 5,24m, trên báo động 3: 0,74m, vượt lũ lịch sử năm 1999 là 0,06m; trên sông Hương đạt đỉnh lúc 22h ngày 9/10 ở mức 3.09m, thấp hơn báo động 3: 0.41m.

Hiện nay lũ trên Hương, sông Bồ đang xuống rất chậm và còn ở mức cao; sông Ô Lâu và sông Truồi, thượng lưu sông Tả Trạch tại Thượng Nhật đang lên. Dự báo trong 6 đến 12 giờ tới, lũ vùng hạ lưu sông Bồ xuống chậm, sông Hương lên trở lại, thượng lưu Tả Trạch tiếp tục lên, sông Ô Lâu, sông Truồi dao động ở mức cao.

Cũng theo Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đợt lũ đặc biệt lớn vừa qua, toàn tỉnh có 24.520 nhà bị ngập lụt từ 0,2 – 1,2m, một số nơi cao hơn. Trong đó, Quảng Điền và thị xã Hương Trà, vùng hạ lưu của sông Bồ là 2 địa phương có số nhà bị ngập nhiều nhất. Hương Trà có 9.455 nhà bị ngập, tập trung ở các phường/xã Hương Phong, Hương Vinh, Hương Xuân, Hương Xuân, Hương Vân. Tại Quảng Điền, số liệu ghi nhận của cơ quan chức năng là 6.550 nhà, tập trung tại các xã Quảng An, Quảng Thành, Quảng Thọ, Quảng Vinh,Quảng Phú, Quảng Phước, Quảng Lợi, thị trấn Sịa.

Sông Bồ vượt lũ lịch sử năm 1999, dân vùng rốn lũ Thừa Thiên Huế ngồi ghe trông nhà - Ảnh 2.

Bà Phạm Thị Quế vẫn "cố thủ" trong nhà dù nước đã dâng cao đến ngực

Ghi nhận của phóng viên trong sáng và trưa ngày 10/10 tại địa bàn thị xã Hương Trà và Quảng Điền, nước lũ vẫn đang ở mức cao do mưa lớn cộng với việc vận hành điều tiết lũ của các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi phía đầu nguồn sông Bồ.

Để hiểu rõ hơn cuộc sống của người dân trong vùng rốn lũ, vốn bị nước lũ cô lập trong những ngày qua, chúng tôi đã thực hiện 1 chuyến đi sâu vào 1 số địa bàn thấp trũng nhất của xã Quảng Phú (huyện Quảng Điền). Tại đây, chúng tôi ghi nhận hầu hết các xóm làng đều đã chìm sâu trong nước lũ; nhiều ngôi nhà cốt nền thấp đã bị ngập hơn nửa nhà; những ngôi nhà cốt nền cao hơn cũng bị nước tấn công lên đến ngang cửa sổ.

Ngôi co ro trên 1 tấm phản được kê cao trong nhà mình, bà Phạm Thị Quế (68 tuổi, thôn Xuân Tuỳ, xã Quảng Phú), trong nhà chỉ còn 2 ông bà già, các con đã ra lập gia đình riêng. Từ khi nước lũ lên, 2 ông bà vẫn quyết bám trụ lại, chỉ khi nào nước lên cao quá thì mới gọi điện nhờ người vào chở ra. Chỉ lên trên mái nhà, bà Quế cho biết, nếu tối nay nước chưa xuống, ông bà sẽ leo lên ngủ trên phần gác gần nóc nhà.

Càng di chuyển sâu vào bên trong thôn Xuân Tuỳ, chúng tôi càng bắt gặp nhiều hình ảnh người dân ngồi trên ghế, giường đã được kê cao nhìn xuống dòng nước lũ trong mệt mỏi, đợi chờ. Nhiều người ngôi trên chiếc ghe nổi lềnh bềnh trước hiên nhà, thậm chí chính giữa ngôi nhà của họ.

Đang ngồi trên ghe trước hiên nhà mẹ đẻ, chị Nguyễn Thị My Sa (thôn Xuân Tuỳ) cho hay, chị mới chèo ghe từ nhà mình qua thăm mẹ. "Bình thường thì từ nhà tôi chạy ù cái qua nhà mẹ. Nhưng khi xảy ra lũ lụt như này, muốn qua thăm mẹ hay muốn ra ngoài mua đồ ăn, chúng tôi chỉ còn duy nhất 1 cách di chuyển là chèo ghe." Cũng theo chị Sa, vài năm trở lại đây, vùng này ít bị ngập lụt do có các công trình thuỷ điện ở phía đầu nguồn và đây là đợt lụt lớn nhất. "Ngày hôm qua còn nấu ăn được, nhưng từ đêm qua, nước lũ tràn vào ngập hết. Giờ chúng tôi ăn cơm nguội nấu từ ngày qua, không thì ăn mì gói tạm", chị Sa nói.

Anh Lê Văn Đoàn (thôn Hà Cảng, xã Quảng Phú) - 1 trong 2 người điều khiển đò máy đưa chúng tôi đi thực tế cho biết, từ sáng sớm 10/10, anh đã lái đò đưa 5 người trong vùng rỗn lũ của Quảng Phú di dời đến nơi cao hơn. Theo anh Đoàn, xã Quảng Phú và Quảng Vinh là 2 xã thấp trũng bậc nhất của Quảng Điền. Anh Đoàn cho biết thêm, nhà của cha mẹ đẻ của anh ở xã Quảng Vinh đã bị ngập hết nhà và không đi đâu được từ mấy ngày nay.

Dọc theo tuyến Quốc lộ 1A, chúng tôi cũng ghi nhận nhiều nhà dân, công trình dân sinh, trường học của các phường Hương Văn, Hương Xuân, Hương Chữ (thị xã Hương Trà) bị ngập sâu trong nước lũ. Nhiều đoạn Quốc lộ 1A bị ngập sâu cục bộ gây ách tắc giao thông. Đặc biệt, đoạn chạy qua thị trấn Tứ Hạ (thị xã Hương Trà), nước ngập sâu và chảy siết làm 1 đoạn giải phân cách cứng giữa đường bị bung gãy. Lực lượng chức năng phải chốt chặn, cấm không cho các phương tiện giao thông loại nhỏ, gầm thấp qua lại.

Video Quốc lộ 1A đoạn qua thị trấn Tứ Hạ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế ngập úng nặng vào trưa 10/10

Một số hình ảnh ghi nhận tình hình ngập lụt tại Thừa Thiên Huế ngày 10/10:

Đường Tỉnh lộ 8C đi qua Quảng Phú ngập sâu, người dân phải di chuyển bằng ghe, đò máy

Đường Tỉnh lộ 8C đi qua Quảng Phú ngập sâu, người dân phải di chuyển bằng ghe, đò máy

Sông Bồ vượt lũ lịch sử năm 1999, dân vùng rốn lũ Thừa Thiên Huế ngồi ghe trông nhà - Ảnh 5.

Chợ Quảng Phú bị nước lũ bao vây

Sông Bồ vượt lũ lịch sử năm 1999, dân vùng rốn lũ Thừa Thiên Huế ngồi ghe trông nhà - Ảnh 6.

Sông Bồ vượt lũ lịch sử năm 1999, dân vùng rốn lũ Thừa Thiên Huế ngồi ghe trông nhà - Ảnh 7.

Nhiều nhà người dân thôn Xuân Tuỳ, xã Quảng Phú, Quảng Điền bị ngập hơn nữa nhà

Sông Bồ vượt lũ lịch sử năm 1999, dân vùng rốn lũ Thừa Thiên Huế ngồi ghe trông nhà - Ảnh 8.

Sông Bồ vượt lũ lịch sử năm 1999, dân vùng rốn lũ Thừa Thiên Huế ngồi ghe trông nhà - Ảnh 9.

Sông Bồ vượt lũ lịch sử năm 1999, dân vùng rốn lũ Thừa Thiên Huế ngồi ghe trông nhà - Ảnh 10.

Sông Bồ vượt lũ lịch sử năm 1999, dân vùng rốn lũ Thừa Thiên Huế ngồi ghe trông nhà - Ảnh 11.

Nước lũ bao vây, nhưng người dân vẫn quyết bám trụ bằng cách ngồi trên ghe chờ nước rút

Sông Bồ vượt lũ lịch sử năm 1999, dân vùng rốn lũ Thừa Thiên Huế ngồi ghe trông nhà - Ảnh 12.

Sông Bồ vượt lũ lịch sử năm 1999, dân vùng rốn lũ Thừa Thiên Huế ngồi ghe trông nhà - Ảnh 13.

Nhà có cốt nền cao hay thấp thì cùng bị nước lũ tấn công

Sông Bồ vượt lũ lịch sử năm 1999, dân vùng rốn lũ Thừa Thiên Huế ngồi ghe trông nhà - Ảnh 14.

Bếp, bình ga, khu vực nấu nướng chìm trong biển nước

Sông Bồ vượt lũ lịch sử năm 1999, dân vùng rốn lũ Thừa Thiên Huế ngồi ghe trông nhà - Ảnh 15.

Hai người đàn ông liều mình đi trên 1 chiếc mảng ghép tạm để đi mua nhu yếu phẩm

Sông Bồ vượt lũ lịch sử năm 1999, dân vùng rốn lũ Thừa Thiên Huế ngồi ghe trông nhà - Ảnh 16.

Cây xăng cũng bị nước nhần chìm

Sông Bồ vượt lũ lịch sử năm 1999, dân vùng rốn lũ Thừa Thiên Huế ngồi ghe trông nhà - Ảnh 17.

Quốc lộ 1A đoạn qua thị trấn Tứ Hạ, thị xã Hương Trà bị ngập sâu trong nước; giải phân cách cứng giữa đường bị nước đẩy bung gẫy

Sông Bồ vượt lũ lịch sử năm 1999, dân vùng rốn lũ Thừa Thiên Huế ngồi ghe trông nhà - Ảnh 18.

Xe lớn vẫn có thể di chuyển

Sông Bồ vượt lũ lịch sử năm 1999, dân vùng rốn lũ Thừa Thiên Huế ngồi ghe trông nhà - Ảnh 19.

Trong khi phương tiện loại nhỏ hơn, gầm thấp hơn phải dừng lại để tránh nguy hiểm. Nhiều hành khách xuống xe chờ đợi nước rút để xe tiếp tục hành trình

Trong khi phương tiện loại nhỏ hơn, gầm thấp hơn phải dừng lại để tránh nguy hiểm. Nhiều hành khách xuống xe chờ đợi nước rút để xe tiếp tục hành trình

Sông Bồ vượt lũ lịch sử năm 1999, dân vùng rốn lũ Thừa Thiên Huế ngồi ghe trông nhà - Ảnh 21.

Sông Bồ vượt lũ lịch sử năm 1999, dân vùng rốn lũ Thừa Thiên Huế ngồi ghe trông nhà - Ảnh 22.

Nhiều trường học cũng bị nước lũ bao vây tứ phía