Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Sống chậm lại, rốt cuộc bạn sẽ kiếm được những gì?

Có người nói: “Đời người thực ra là một cuốn sách có nội dung phức tạp, số lượng trang nhiều, nhưng nó đáng để ta lật giở tới những trang cuối cùng, và lật giở một cách chầm chậm.”

Có một câu chuyện cười, kể về một hòa thượng ngốc bước chầm chậm trong cơn mưa, một người đi đường đi qua, trông thấy vậy liền nói với lại với hòa thượng: "Mưa rồi, mau chạy thôi!"

Hòa thượng ngốc ôn tồn nói: "Chạy làm gì? Đằng trước chẳng phải vẫn là mưa ư?"

Trông thì có vẻ như hòa thượng đó rất ngốc, nhưng thực ra lại chính là trí tuệ. Thế gian vạn sự, dè chừng chữ "vội", không vội vã, cứ từ từ, chậm lại, mới quan sát được sự thay đổi của vạn vật và của cả bản thân, tâm mới an nhiên, bình thản.

01
Một khi bắt đầu "vội" là bạn đã thua rồi

Trên mạng xã hội có một câu hỏi như này: Trên thế gian này, rốt cuộc là có đường tắt hay không?

Có người trả lời như thế này:

Thực ra thì không có nhiều đường tắt để đi như vậy trên thế giới này đâu. Cho dù có nhiều thì dù ban đầu nó cũng sẽ rất dễ đi, nhưng bạn làm sao biết được, tương lai có cái hố nào đang đợi bạn lỡ chân tes xuống hay không?

Đường tắt thực sự là gì?

Đó là chầm chậm từng bước từng bước một, cứ từ từ.

Sống chậm lại, rốt cuộc bạn sẽ kiếm được những gì? - Ảnh 1.

Có một câu chuyện thú vị như sau:

Ngày xửa ngày xưa, có một người rất ngưỡng mộ thần tiễn Yang Youqi, hạ quyết tâm phải bái bằng được Yang Youqi làm thầy của mình, sau nhiều lần thỉnh cầu, Yang Youqi cuối cùng cũng đồng ý nhận anh ta làm đệ tử.

Yang Youqi đưa anh ta một cây kim nhỏ, bảo anh ta đặt nó ra phía xa, rồi hàng ngày luyện tập nhìn vào cây kim ấy. Vài ngày sau, anh học trò ngờ hoặc tìm tới Yang Youqi và hỏi: "Đệ tử tới đây là để học cung nghệ, ngày nào cũng nhìn kim, có thể nhìn ra được cái gì? Lúc nào đệ tử mới được học nghệ thực sự vậy?"

Yang Youqi nói: "Thứ mà ngươi đang làm mỗi ngày chính là đang học nghệ, về tiếp tục nhìn đi."

Vài ngày sau, Yang Youqi dạy anh học trò thêm cách tăng sức mạnh cho cánh tay. Yang Youqi kêu anh học trò duỗi thẳng tay rồi sau đó đặt một hòn đá lên hai bàn tay, làm vậy quả thực rất khó. Anh học trò lại không thông: "Thầy ơi, đệ tử chỉ muốn học nghệ thôi, ngày ngày nâng đá như này có tác dụng gì?"

Cứ như vậy, anh học trò nản lòng, không muốn tiếp tục học nữa. Yang Youqi phát hiện ra anh học trò không có đủ sự kiên nhẫn, vì vậy đã để anh ta đi.

Sau này, anh học trò ấy lại bái một người khác làm thầy học nghệ bắn tên, nhưng vì lúc nào cũng vội vã, muốn nhanh nhanh chóng chóng học được nên cũng chẳng học được cái gì, mất công đi tìm không biết bao nhiêu thầy.

Bảo bạn mỗi ngày múa kiếm một trăm lần như một bài học cơ bản, vậy thì đừng hỏi liệu có đường tắt nào chỉ luyện 50 cái là đã có thể mang kiếm đi oanh tạc giang hồ được không.

Thay vì tìm kiếm đường tắt, chi bằng nghiêm túc, nhẫn nại đi tốt mỗi một con đường cơ bản nhất.

Trên mạng có người chia sẻ câu chuyện của mình rằng:

"Trong trí nhớ của tôi thì chỉ có kì thi vào cấp 3 là tôi cố gắng, sau dần trở nên lười biếng, muốn đi đường tắt cho nhanh… Chính vì vậy mới thành ra bộ dạng gay go của ngày hôm nay.

Nếu ngày xưa mẹ quản chặt tôi hơn một chút, không để tôi có ý nghĩ phải thành công nhanh nhanh chóng chóng, có lẽ tôi của hiện tại đã khác."

Rất nhiều sự hối hận trong cuộc sống đều là vì bản thân của quá khứ không đủ nỗ lực, không đủ cố gắng, quyết tâm. Mọi ảo tưởng của quá khứ, đều sẽ thành những ổ gà của tương lai.

Vì vậy, bạn cần phải hiểu rằng: Làm bất cứ chuyện gì, cũng phải học cách chậm lại, cứ từ từ, học cách nhẫn nại, từng bước từng bước một. Một khi bắt đầu vội vàng, có suy nghĩ muốn đi đường tắt, vậy thì bạn đã thua rồi.

Sống chậm lại, rốt cuộc bạn sẽ kiếm được những gì? - Ảnh 2.

02
Chậm lại, mới đi được ổn và xa

Trong cái xã hội hối hả như hiện nay, tâm lý sống vội của chúng ta ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, chúng ta sớm mất đi cái suy nghĩ phải sống chậm lại. Nhưng, mài dao càng sắc, chặt củi càng nhanh, người ưu tú chưa chắc đã là người chạy nhanh nhất, giai đoạn trước chậm hơn một chút, mới có thể đi được ổn và xa hơn.

Chậm lại là một loại trí tuệ, là một lựa chọn tỉnh táo, một kiểu lấy lui làm tiến.

Giống như Romain Rolland, nhà viết kịch Pháp đoạt giải Nobel Văn học năm 1915 từng nói: "Người muốn bước lên đỉnh vinh quang, khi mới bắt đầu, họ đều đi từ từ."

Tôi rất thích một câu mà một tác gia người Trung Quốc từng nói như này:

Zhu Shijian (người được mệnh danh là "vua cam" của Trung Quốc) trồng cam mấy chục năm, tính toán tỉ mẩn khoảng cách giữa từng cây, từng chút một chăm sóc bón phân, ông mới trở thành "vua cam"; Yu Hongmin, mỗi ngày kiên trì đọc thuộc 50 từ mới, đọc tới hơn 2 vạn từ rồi thì mới có New Oriental của ngày hôm nay (New Oriental là nhà cung cấp dịch vụ tư nhân nổi tiếng của Trung Quốc), Ren Zhengfei nói Huawei "hai mấy năm nay đều như con rùa, bò đi chầm chậm", mới có một Huawei của hiện tại.

Cao thủ thực sự luôn biết cách trầm lại, không hoang mang, xác định đúng phương hướng rồi nghiêm túc phát triển từng bước một.

Thực ra, đời người giống như hạt giống vậy, nếu không trải qua quá trình vật lộn với đất cứng thì làm sao mà nảy được mầm rồi phát triển thành cây lớn.

Trong một thế giới vội vã như hiện tại, hãy chậm lại, dùng tâm đi mài dũa thực lực, cứ từ từ, rồi thời gian sẽ thành toàn tất cả.

Sống chậm lại, rốt cuộc bạn sẽ kiếm được những gì? - Ảnh 3.

03
Sống chậm lại, mới sống có dư có vị

Feng Tang, một tác gia, thương nhân có tiếng của Trung Quốc từng viết ra 9 chữ này: "Không vội vã, không sợ hãi, không xấu hổ."

Rất nhiều người không hiểu vì sao anh lại viết ra 9 chữ này.

Bởi lẽ, Feng Tang trước đây là một người cuồng công việc, mỗi ngày đều có hàng vạn người đợi quyết sách của anh, hàng trăm người chờ đợi để gặp anh, một ngày mười mấy cuộc họp, dùng lời của Feng Tang mà nói thì là: "Ở trong nhà vệ sinh, tai phải lúc nào cũng vẫn cứ nghe tiếng điện thoại."

Ngay cả khi đi vệ sinh, Feng Tang vẫn không ngừng làm việc.

Cường độ làm việc cao trong một thời gian dài khiến anh mắc phải căn bệnh mất ngủ.

"Nhắm mắt lại là nằm mơ, 10 lần mơ thì 2 lần mơ thấy đứng trước vực thẳm, hai lần mơ thấy mình đứng trên lớp băng mỏng dính, năm lần nằm mơ giải quyết vấn đề cho khách hàng, còn lại là một lần nằm mơ đi thi đại học, vì vội vàng đến phòng thi mà quên cả thẻ dự thi.

Giấc ngủ không tốt, tinh thần không tốt, cả con người cũng sẽ không tốt, và cuối cùng là chẳng còn lại gì. Tôi không muốn như vậy cả đời, không muốn luôn phải mơ về những điều đáng sợ như vậy. Tôi nhặt lấy một cây bút rồi viết vào trang đầu trong cuốn nhật ký của mình rằng "không vội vã, không sợ hãi, không xấu hổ."

Chúng ta luôn vội vàng muốn đạt được một mục tiêu nào đó, ước mơ nào đó để rồi phải trả một cái giá đắt đỏ cho nó, và đắt nhất, chính là sức khỏe của chúng ta.

Sống chậm lại, rốt cuộc bạn sẽ kiếm được những gì? - Ảnh 4.

Đời người giống như leo núi vậy, đỉnh núi tuy quan trọng, nhưng tại sao không chậm lại một chút, ngắm nhìn phong cảnh hai bên sườn, dừng lại một chút hít thở không khí trong lành và thư giãn.

Sinh mệnh, trước giờ không phải là kết quả, mà nó là một quá trình, chậm lại, thưởng thức nét đẹp của mọi thứ xung quanh, cảm nhận một cách nghiêm túc sự bình yên của nội tâm, có như vậy mới có thể chắp nhặt ra được những thứ tốt đẹp hơn rồi từ đó sốc lại tinh thần, tiếp tục lên đường.

Vội vã là sinh tồn, chậm lại mới là sống.

Có người nói: "Đời người thực ra là một cuốn sách có nội dung phức tạp, số lượng trang nhiều, nhưng nó đáng để ta lật giở tới những trang cuối cùng, và lật giở một cách chầm chậm."

Sức hấp dẫn nhất của thời gian đó là "vội không tới mà đuổi cũng chẳng đi", bạn bắt buộc phải học cách chậm lại, lắng lại, cảm nhận cuộc sống.

Chỉ khi thực sự chậm lại, bạn mới có thể thực sự cảm nhận được cái gọi là "sống", mới có thể đạt được thành công thực sự.

Một cuộc đời tươi đẹp, cần bạn để lửa nhỏ, hầm riu riu, mùi vị mới đậm đà và thơm ngon hơn.