Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Tăng trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương bị đe dọa bởi đại dịch Covid-19

Hơn một nửa số nền kinh tế trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã ghi nhận mức tăng trưởng GDP từ 4% trở lên trong năm 2019. Tuy nhiên, những thành tựu này đang bị đe dọa bởi đại dịch COVID-19, với tỉ lệ thất nghiệp gia tăng và thu nhập giảm sút khi tình trạng phong tỏa dẫn tới sự sụt giảm mạnh mẽ các hoạt động kinh doanh và hoạt động của người dân nói chung.

Tăng trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương bị đe dọa bởi đại dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương bị đe dọa bởi đại dịch Covid-19.

Ngày 10/9, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã công bố ấn bản mới nhất của báo cáo thống kê hằng năm cho khu vực, Các chỉ số chính của Châu Á và Thái Bình Dương 2020, và bản cập nhật cơ sở dữ liệu trực tuyến có tên là Cơ sở Dữ liệu các chỉ số chính.

Các chỉ số chính 2020 trình bày một tập hợp toàn diện các chỉ số về kinh tế, tài chính, xã hội và môi trường, gồm cả cho các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), đối với 49 quốc gia thành viên trong khu vực của ADB từ năm 2000 tới 2019. Một số liệu thống kê then chốt của báo cáo đã nêu bật cách thức khu vực này trở thành nguồn đóng góp lớp nhất vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, chiếm 34,9% vào năm 2019 so với mức 26,3% trong năm 2000.

Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB, ông Yasuyuki Sawada, nhận định: "Khu vực Châu Á và Thái Bình Dương đã đạt được tiến bộ phát triển hết sức to lớn trong hai thập niên vừa qua, trở thành nguồn đóng góp lớn nhất vào GDP toàn cầu trong khi giúp hàng triệu người thoát khỏi nghèo khổ. Những dữ liệu chính xác và kịp thời cho phép chúng ta đánh giá được tiến bộ này và xác định những lĩnh vực cần cải thiện thêm. Khả năng tiếp cận dữ liệu rộng rãi, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch đại dịch do vi-rút corona (COVID-19), sẽ tiếp tục góp phần vào tiến bộ của khu vực trên con đường hướng tới phát triển bền vững và đồng đều hơn".

Các chỉ số chính 2020 nêu bật tầm ảnh hưởng đang gia tăng của Châu Á và Thái Bình Dương trong thương mại và đầu tư toàn cầu. Trong năm 2019, các nền kinh tế của khu vực đã tiếp nhận hơn một phần ba tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu, trong khi tỉ trọng xuất khẩu toàn cầu của khu vực đã tăng từ 28,4% trong năm 2000 lên tới 36,5% vào năm 2019. Hơn một nửa số nền kinh tế được báo cáo trong khu vực đã ghi nhận mức tăng trưởng GDP từ 4% trở lên trong năm 2019. Tuy nhiên, những thành tựu này đang bị đe dọa bởi đại dịch COVID-19, với tỉ lệ thất nghiệp gia tăng và thu nhập giảm sút khi tình trạng phong tỏa dẫn tới sự sụt giảm mạnh mẽ các hoạt động kinh doanh và hoạt động của người dân nói chung.

Báo cáo này bao gồm một phụ bản đặc biệt, trong đó xem xét cách thức nhằm gia tăng mức độ chi tiết của các ước tính về nghèo khổ bằng cách tích hợp các khảo sát và điều tra hộ gia đình với dữ liệu trích xuất từ hình ảnh vệ tinh. Báo cáo xác định những quan ngại thực tế và yêu cầu kỹ thuật đối với cách tiếp cận mới này trong việc lập bản đồ phân bố không gian của tình trạng nghèo khổ trong khi phác họa các khoản đầu tư được yêu cầu bởi các văn phòng thống kê quốc gia, nhằm tối ưu hóa lợi ích của việc tích hợp các nguồn dữ liệu mới vào các chương trình làm việc truyền thống.