Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Thái Bình: Hơn 3.000 người lao động, HSSV tham dự ngày hội tư vấn nghề nghiệp và kết nối cung cầu lao động

Ngày hội tư vấn nghề nghiệp và kết nối cung cầu lao động tỉnh Thái Bình năm 2022 được tổ chức tại thị trấn Diêm Điền huyện Thái Thụy. Hoạt động đã thu hút trên 3.000 người lao động, học sinh, sinh viên ở các huyện Thái Thụy, Đông Hưng, Tiền Hải và 180 doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia.

Bà Trần Thị Bích Hằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tặng hoa và cờ lưu niệm các doanh nghiệp tham dự ngày hội.

Bà Trần Thị Bích Hằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tặng hoa và cờ lưu niệm các doanh nghiệp tham dự ngày hội.

Ngày 27/11, tại huyện Thái Thụy, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh Thái Bình phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Khu Kinh tế và các Khu công nghiệp tỉnh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh và UBND huyện Thái Thụy tổ chức Ngày hội tư vấn nghề nghiệp và kết nối cung cầu lao động.  Dự Ngày hội có: ông Vũ Trọng Bình - Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ LĐ-TB&XH, lãnh đạo UBND tỉnh tỉnh Thái Bình, lãnh đạo các sở, ngành và huyện Thái Thụy…

Các đại biểu và NLĐ, HS,SV dự ngày hội.

Các đại biểu và NLĐ, HS,SV dự ngày hội.

Thông tin tại Ngày hội, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thái Bình Phí Ngọc Thành cho biết: Tỉnh Thái Bình hiện có 27 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trong đó 04 trường cao đẳng, 05 trường trung cấp và 18 trung tâm giáo dục nghề nghiệp); 8/8 huyện, thành phố có Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên. Năm 2022, có 29.885 người tham gia học nghề trong đó trình độ cao đẳng 2.870 người, trung cấp 6.020 người, sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng 20.995 người; tổ chức 24 phiên giao dịch việc làm, tư vấn việc làm cho trên 27.000 lượt lao động, cung ứng trên 1.200 lao động đi làm việc ở tỉnh ngoài và nước ngoài. Trong năm có khoảng 34.500 lao động có việc làm mới (trong đó 3.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài)….

Việc tổ chức ngày hội là một trong những hoạt động trong nhóm các nhiệm vụ, giải pháp Kế hoạch thực hiện Chương trình hỗ trợ phục hồi, phát triển thị trường lao động của tỉnh năm 2022 và đến năm 2030, đồng thời tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa nhà trường - doanh nghiệp - sinh viên, người lao động, tạo cầu nối về nguồn lao động để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào Khu kinh tế, khu công nghiệp của tỉnh.

Lãnh đạo Cục Việc làm mong tỉnh Thái Bình đi đầu trong việc phân luồng, nếu phân luồng tốt từ cấp 2 thì mỗi năm Thái Bình sẽ có bổ sung hàng chục nghìn nhân lực vào thị trường lao động sớm hơn từ 3 – 4 năm, đây là nguồn lao động rất lớn để bổ sung cho sự thiếu hụt.

Lãnh đạo Cục Việc làm mong tỉnh Thái Bình đi đầu trong việc phân luồng, nếu phân luồng tốt từ cấp 2 thì mỗi năm Thái Bình sẽ có bổ sung hàng chục nghìn nhân lực vào thị trường lao động sớm hơn từ 3 – 4 năm, đây là nguồn lao động rất lớn để bổ sung cho sự thiếu hụt.

Tại ngày hội hôm nay, với 50 điểm tư vấn tuyển sinh, học nghề, các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo, cơ sở giáo dục mong muốn tuyển sinh 15.000 chỉ tiêu và tuyển dụng 25.000 lao động, trong đó có nhiều doanh nghiệp trong Khu Kinh tế có nhu cầu tuyển lao động số lượng lớn với nhiều ngành nghề, trình độ và vị trí việc làm khác nhau như Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lotes Việt Nam, Công ty trách nhiệm hữu hạn may TAV, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Toyoda Gosei Hải Phòng tại Thái Bình… 

nld-hssv-tim-hieu-thi-truong-lao-dong-2-095263

Người lao động tham dự Ngày hội Tư vấn nghề nghiệp

Phát biểu tại ngày hội, Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ LĐ-TB&XH, Vũ Trọng Bình đã ghi nhận những nỗ lực của tỉnh Thái Bình trong việc đào tạo nghề, tư vấn việc làm và tạo việc làm mới cho người lao động và hoan nghênh ngành LĐ-TB&XH đãchọn huyện Thái Thụy (địa phương thuộc địa bàn Khu kinh tế của tỉnh) phối hợp với các đoàn thể, ngành liên quan cùng UBND các cấp tổ chức Ngày hội tư vấn nghề nghiệp và kết nối cung cầu lao động. Đây là việc làm rất quan trọng để thay đổi nhận thức của người lao động, học sinh, sinh viên về nghề nghiệp. Hiện Thái Bình đang là điểm sáng thu hút đầu tư, để không bị thiếu hụt nguồn lao động, ngay từ bây giờ tỉnh Thái Bình cần đẩy mạnh tuyên truyền, tư vấn định hướng nghề nghiệp để nâng cao nhận thức của người lao động, học sinh, sinh viên về thị trường lao động; phải thường xuyên kết nối cung cầu lao động, điều tra, nắm bắt nắm được nhu cầu lao động  ở từng địa bàn ở trong tỉnh,  làm tốt việc phân luồng học sinh sau THCS và THPT...

Ông Tô Văn Dũng, Giám đốc Trung tâm Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Thái Thụy thông tin tại Ngày hội

Ông Tô Văn Dũng, Giám đốc Trung tâm Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Thái Thụy thông tin tại Ngày hội

Là cơ sở giáo dục nghề nghiệp đóng chân ở Khu kinh tế Thái Bình, ông Tô Văn Dũng, Giám đốc Trung tâm Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Thái Thụy cho biết: Bên cạnh làm tốt việc đào tạo văn hóa bậc THPT cho học sinh, đào tạo sơ cấp nghề cho người lao động, đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp.., thì Trung tâm hiện đang phối hợp với các trường học trên địa bàn để tư vấn hướng nghiệp, phân luồng đào tạo và liên kết với các Trường Cao đẳng nghề, trong và ngoài tỉnh để đào tạo nguồn lao động chất lượng cao đáp ứng nhu cầu cho Khu công nghiệp Liên Hà Thái và Khu Kinh tế Thái Bình.