Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Thanh Hóa: Đẩy mạnh nhân rộng các mô hình giảm nghèo

(Dân sinh) - Ngày 22/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội thảo nhân rộng mô hình giảm nghèo theo hướng góp vốn đối ứng, thu hồi và luân chuyển vốn.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Giảm nghèo tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn từ năm 2016 -2019, tỉnh Thanh hóa đã và đang triển khai thực hiện được 1.211 dự án hỗ trợ phát triển sản, 147 dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo do UBND xã làm chủ đầu tư và 28 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất do trạm khuyến nông các huyện nghèo làm chủ đầu tư.

Thanh Hóa: Đẩy mạnh nhân rộng các mô hình giảm nghèo  - Ảnh 1.

Truyền thông về nhân rộng các mô hình giảm nghèo

So với giai đoạn trước, hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo phát huy được hiệu quả, góp phần cho hộ nghèo, hộ cận nghèo thay đổi tập quán sản xuất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh phát triển sản xuất giúp cho nhiều hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững, ổn định cuộc sống.

Từ năm 2016 đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã giảm được 96.663 hộ nghèo (từ 128.893 hộ xuống còn 32.230 hộ); tỷ lệ hộ nghèo đã giảm 10,24% (từ 13,51% xuống 3,27%), bình quân giảm 2,56%/năm (vượt chỉ tiêu giảm bình quân 2,5%/năm).

Tuy nhiên quá trình thực hiện các dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo theo cơ chế góp vốn đối ứng và thu hồi và luân chuyển vốn vẫn còn một số tồn tại, khó khăn. Tỷ lệ vốn đối ứng của các hộ được hỗ trợ còn thấp; chưa xây dựng quy chế thu hồi và luân chuyển vốn ràng, tỉ lệ thu hồi vốn còn thấp nên chưa nâng cao ý thức, trách nhiệm của hộ dân; việc đề xuất, lập dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo, lựa chọn cây, con giống chủ yếu do các chủ đầu tư thực hiện; sự tham gia của người dân từ khâu đề xuất dự án, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát còn hạn chế; một số hộ nghèo thuộc các chương trình 30a, 257, 135 được hỗ trợ nhiều nhưng sản xuất chậm phát triển, chưa thoát được nghèo, gây lãng phí ngân sách nhà nước; nhiều hộ có tư tưởng trông chờ, ỷ lại, chỉ muốn nhận hỗ trợ nhưng chưa có ý thức, trách nhiệm phát triển sản xuất, không muốn thoát ra khỏi danh sách hộ nghèo.

Tại hội thảo nhiều ý kiến đã được các đại biểu thảo luận, chia sẻ những kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện. Đồng thời tập trung làm rõ những tồn tại, hạn chế tại địa phương, cơ sở. Trên cơ sở đó, trong thời gian tới, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục đẩy mạnh, nhân rộng các mô hình giảm nghèo...