Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Thanh niên lựa chọn nghề nghiệp phù hợp khả năng và quyết tâm theo đuổi

Sáng 22/3 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chủ trì Hội nghị đối thoại với thanh niên năm 2023 với chủ đề "Xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao đáp ứng kỷ nguyên 4.0".

Cùng dự và đối thoại với Thủ tướng Chính phủ có các đồng chí Bộ trưởng các Bộ: Nội vụ, GD&ĐT, LĐTB&XH, VHTT&DL, Y tế, TT&TT, KH&ĐT, KH&CN, Ngoại giao, Xây dựng, và Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh…. Hội nghị được kết nối tới trụ sở UBND 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thường trực Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên và Hội sinh viên các tỉnh.

Nhân dịp kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đoàn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tặng bó hoa tươi thắm tới Ban Bí thư T.Ư Đoàn.

Nhân dịp kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đoàn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tặng bó hoa tươi thắm tới Ban Bí thư T.Ư Đoàn.

Hội nghị đối thoại của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với thanh niên diễn ra với ba chủ đề: giáo dục, đào tạo vì mục tiêu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao đáp ứng yêu cầu kỷ nguyên 4.0; Rèn luyện thể chất, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho thanh niên; Kiến tạo môi trường để thanh niên lập nghiệp, khởi nghiệp, sáng tạo.

Tại buổi đối thoại, anh Nguyễn Văn Tú, Bí thư Đoàn tại một doanh nghiệp tại Cà Mau nêu vấn đề, phát triển khoa học công nghệ sẽ làm giảm lao động thủ công, lao động đơn giản. Do đó, muốn tiếp tục tham gia thị trường lao động thì nhiều lao động trẻ có nhu cầu được đào tạo lại, trang bị thêm những kỹ năng phù hợp. Trong thời gian tới, mong Chính phủ có những giải pháp để hỗ trợ lao động trẻ được đào tạo lại nghề và trang bị các kỹ năng cần thiết khi tham gia thị trường lao động hiện nay.

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết: Về vấn đề đào tạo và đào tạo lại, có thể thấy rằng, đến thời điểm này, thanh niên Việt Nam hùng mạnh nhất từ trước đến nay. Không chỉ mạnh về số lượng mà cả về chất lượng. Tuy nhiên, dân số Việt Nam là dân số trẻ, lực lượng lao động Việt Nam trẻ nhưng năng lực cạnh tranh quốc gia chưa mạnh.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tặng quà chúc mừng thành tích xuất sắc đã đạt được của 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu và 10 Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2022.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tặng quà chúc mừng thành tích xuất sắc đã đạt được của 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu và 10 Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2022.

Thứ hai là tại sao năng suất lao động của Việt Nam chưa cao? Bộ trưởng chỉ ra nhiều yếu tố, bên cạnh chuyện lao động phi chính thức còn nhiều, rõ ràng kỹ năng lao động rồi kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng sống… cũng còn có vấn đề phải quan tâm. Thứ ba là tỉ lệ lao động qua đào tạo nhìn chung thấp, hiện mới chỉ có 70% qua đào tạo nhưng chỉ 26,1% lao động có chứng chỉ. 

Vấn đề tiếp theo là Việt Nam đang có sự phân hóa xã hội rất lớn. Hiện Việt Nam có 20 triệu thanh niên và dân số trẻ nhưng 15 năm nữa thì cứ 4 người dân có 1 người già. Đây là vấn đề phải bàn, phải quan tâm. Trong bối cảnh hiện nay, ngoài 3 trụ cột như Thủ tướng đã nói thì thanh niên Việt Nam phải đối đầu với 4 chuyển đổi mà không nắm bắt thì sẽ tụt hậu.

Thủ tướng và lãnh đạo các Bộ đối thoại với thanh niên.

Thủ tướng và lãnh đạo các Bộ đối thoại với thanh niên.

Chuyển đổi thứ nhất, là chuyển đổi công nghệ mà trọng tâm là chuyển đổi số. Đó chính là cơ hội để đưa Việt Nam vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Ở lĩnh vực này phải thay đổi về cung cách quản trị quốc gia; thứ 2 là thay đổi cách sống và làm việc, đặc biệt đối với giới trẻ.

Chuyển đổi thứ hai là chuyển đổi không gian. Không gian trọng tâm là tăng trưởng. Quá trình tăng trưởng sẽ thúc đẩy đô thị hóa. Chính đô thị hóa sẽ thay đổi cơ cấu việc làm, điều kiện sống và nếu như Việt Nam không thích ứng, tuổi trẻ Việt Nam không nhanh thích ứng thì sẽ gặp khó khăn. "Chính chuyển đổi không gian thay đổi cung cách làm việc của giới trẻ. Chúng ta bây giờ không chỉ làm việc tập trung mà làm việc tại nhà, làm việc số. Đây là cái chúng ta phải thích ứng", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Thứ ba là chuyển đổi xanh, làm thay đổi mô hình kinh tế.

Và thứ tư là phải nắm bắt cơ hội là chuyển đổi xã hội, từ chỗ Việt Nam có dân số trẻ bước sang dân số già. Do đó phải nắm bắt cơ hội này, nắm bắt cơ hội dân số vàng, nếu không sẽ bị lạc hậu. Chuyển đổi xã hội sẽ đòi hỏi gia tăng tầng lớp trung lưu. Tầng lớp trung lưu này sẽ dẫn dắt xã hội phát triển nhanh hơn nhưng cũng tạo ra sự phân hóa xã hội, đặc biệt là ngay trong thanh niên. Ba tầng lớp thanh niên là thanh niên tiên tiến có điều kiện, thanh niên trung bình và thanh niên chậm tiến sẽ phân hóa rất rõ. Do đó phải nắm bắt cơ hội này. “Từ đó, chúng tôi thấy có mấy vấn đề. Về phía Chính phủ, cách đây 1 tuần, Ban Bí thư đã cho chủ trương ban hành chỉ thị về tăng cường đào tạo nhân lực Việt Nam, trọng tâm là giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu tình hình mới”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Với khí thế của tuổi trẻ, thế hệ trẻ ngày nay sẽ vượt qua các khó khăn, thách thức như cha ông chúng ta đã làm và không có gì cản trở được sự phát triển của thanh niên chúng ta .

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Với khí thế của tuổi trẻ, thế hệ trẻ ngày nay sẽ vượt qua các khó khăn, thách thức như cha ông chúng ta đã làm và không có gì cản trở được sự phát triển của thanh niên chúng ta .

Bộ trưởng cho biết thêm, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 06/NQ-CP về xây dựng thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững, hội nhập và hiệu quả, trong đó có 15 nhóm giải pháp cơ bản. Bên cạnh giáo dục, đào tạo kỹ năng đại trà thì chắc chắn Chính phủ phải chọn 2 vấn đề. Cùng với hạ tầng thì phải chọn đột phá chất lượng nhân lực cao và trọng tâm ở đây là phải lấy hệ thống đại học và 45 trường đào tạo nghề chất lượng cao làm nền tảng. Xoay quanh vấn đề muốn chuyển đổi số nhanh thì phải đào tạo nhân lực. Việt Nam đang thiếu khoảng 1 triệu nhân lực công nghệ, đây là vấn đề phải làm rất nhanh, bởi vì muốn đi nhanh thì phải đào tạo con người.

Vấn đề nữa là tập trung kiến tạo những chính sách cho 3 đối tượng thanh niên để những người có học hành vươn lên tiếp tục, đồng thời phải quan tâm thanh niên trung bình như thế nào, thanh niên chậm tiến như thế nào, thanh niên đặc thù như thế nào. Cùng với đó là phải quan tâm hệ thống chính sách phụ cận. 

Thủ tướng chụp ảnh cùng các đoàn viên thanh niên tham dự buổi đối thoại tại điểm cầu Văn phòng Chính phủ.

Thủ tướng chụp ảnh cùng các đoàn viên thanh niên tham dự buổi đối thoại tại điểm cầu Văn phòng Chính phủ.

Trả lời thêm về vấn đề này, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, thị trường lao động luôn biến đổi và vấn đề lao động, việc làm luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, chú trọng, là một trọng tâm của an sinh xã hội. Muốn có công ăn việc làm thì phải mở rộng sản xuất, kinh doanh. Mặt khác, thị trường lao động cũng luôn có những xu thế. Trước đây, phát triển kinh tế dựa trên khai thác tài nguyên là chính. Trong giai đoạn hiện nay, việc phát triển cũng không thể thiếu tài nguyên và đất đai, nhưng phải xác định yếu tố con người là quan trọng nhất và yếu tố con người phải thích ứng với điều kiện lao động mới.

Thủ tướng nhắc tới những xu thế như chuyển đổi số và đề nghị Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông – người rất "máu lửa" với vấn đề chuyển đổi số – trao đổi thêm về nội dung này. Chuyển đổi số len lỏi vào mọi góc cạnh của cuộc sống, tạo ra nhiều cơ hội và thuận lợi nhưng cũng tạo ra nhiều thách thức như các cuộc tấn công mạng. “Chúng ta phải có chính sách đào tạo nhân lực thích ứng với các xu thế mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn. Thủ tướng khẳng định, việc định hướng nghề nghiệp phải thích ứng xu thế, hoàn cảnh là rất quan trọng. Cùng với việc đào tạo, thì việc tự mày mò, nghiên cứu, đổi mới sáng tạo là rất quan trọng, đây cũng là điều nằm trong "nhiệt huyết" của thanh niên”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trả lời các câu hỏi của các đoàn viên thanh niên.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trả lời các câu hỏi của các đoàn viên thanh niên.

Thủ tướng nhắc tới một số tấm gương cụ thể như anh Tạ Đình Huy (Chương Mỹ, Hà Nội) không qua trường lớp nào nhưng chế tạo ra máy nông nghiệp với 15 chức năng, nông dân Nguyễn Văn Quý (Gia Lai) chế máy nông nghiệp mini đa chức năng phục vụ trên rẫy được nhiều người dùng, học sinh Nguyễn Đức Dương (Bắc Giang) chế tạo máy cấy tự động khi đang học lớp 8 và đạt giải Ba cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên và nhi đồng toàn quốc…  Thủ tướng lưu ý thêm, các bạn trẻ cần lựa chọn nghề nghiệp phù hợp khả năng, vừa quyết tâm theo đuổi, vừa chuyển đổi trạng thái nhanh nhất có thể.