Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Thế giới ghi nhận trên 533.000 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua

Trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 533.000 ca mắc COVID-19 và 1.313 ca tử vong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã là 518,9 triệu ca, trong đó trên 6,28 triệu ca tử vong.

Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Mamming, miền Nam Đức ngày 27/7/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Mamming, miền Nam Đức ngày 27/7/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo trang mạng worldometer.info,  3 quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là: Đức (93.102 ca), Australia (57.088 ca) và Mỹ (52.706 ca).

3 quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là: Đức (227 ca), Italy (115 ca) và Mỹ (108 ca).

Tính từ đầu đại dịch, Mỹ là quốc gia có tổng số ca mắc nhiều nhất thế giới với trên 83,8 triệu ca mắc COVID-19 và trên 1,02 triệu ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ với trên 43 triệu ca mắc và trên 524.000 ca tử vong. Đứng thứ ba là Brazil với trên 30,6 triệu ca mắc và trên 664.000 ca tử vong.  

  

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Seoul, Hàn Quốc ngày 10/4/2021. Ảnh: Yonhap/TTXVN

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Seoul, Hàn Quốc ngày 10/4/2021. Ảnh: Yonhap/TTXVN

  

Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 lên xe cứu thương tại thành phố Melbourne, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN

Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 lên xe cứu thương tại thành phố Melbourne, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 11/5, Australia thông báo ghi nhận 57.088 ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ, số ca mắc mới trong ngày cao nhất kể từ đầu tháng 4. Bên cạnh đó, nước này có thêm 51 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong do COVID-19 lên 7.600 ca.

Trong một động thái liên quan, bang Nam Australia đã mở 4 bệnh viện điều trị cho người mắc hội chứng COVID-19 kéo dài (Long COVID). Các bệnh viện này đặt ở Adelaide, thủ phủ bang, được thiết kế để điều trị các bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, đau nhức cơ thể, khó thở hay sương mù não kéo dài hơn 12 tuần sau khi xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.  

  

Hành khách xếp hàng tại cửa lên máy bay ở sân bay Brussels, Zaventem, Bỉ. Ảnh: AFP/TTXVN

Hành khách xếp hàng tại cửa lên máy bay ở sân bay Brussels, Zaventem, Bỉ. Ảnh: AFP/TTXVN

    

Người dân ngắm hoa anh đào nở rộ tại Osaka, Nhật Bản, ngày 13/4/2022. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Người dân ngắm hoa anh đào nở rộ tại Osaka, Nhật Bản, ngày 13/4/2022. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Ngày 11/5, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno khẳng định, việc đeo khẩu trang khi ở ngoài trời là không cần thiết, miễn là đảm bảo giãn cách xã hội. Phát biểu tại một cuộc họp báo ở thủ đô Tokyo, ông Matsuno nói: “Chúng tôi khuyến nghị người dân bỏ khẩu trang khi ở ngoài trời, miễn là duy trì khoảng cách đủ lớn, nhất là vào những ngày có nhiệt độ và độ ẩm cao”.

Hãng tin Kyodo dẫn lời Chánh Văn phòng Nội các Matsuno cho biết, các chuyên gia lưu ý rằng cần tránh hành vi có nguy cơ cao như nói chuyện với người trong khoảng cách gần mà không đeo khẩu trang. Việc đeo khẩu trang đúng cách là cần thiết nếu bạn không thể duy trì khoảng cách đủ lớn với người khác ở ngoài trời và đang nói chuyện với họ. Ngoài ra, quan chức này cũng cho biết Chính phủ Nhật Bản sẽ tiếp tục rà soát các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong lúc vẫn theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh và tham vấn với các chuyên gia y tế.

Trong thời gian gần đây, dịch COVID-19 có dấu hiệu lắng dịu ở Nhật Bản. Vì thế, chính phủ nước này đang xem xét việc nới lỏng hơn nữa các biện pháp kiểm soát biên giới bằng với các nước khác trong Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7). Bên cạnh đó, Nhật Bản có thể sẽ mở cửa cho các du khách nước ngoài tới nước này vào đầu tháng 6. Trước Nhật Bản, nhiều nước trên thế giới đã nới lỏng hoặc dỡ bỏ quy định bắt buộc phải đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường sau khi đạt được những tiến bộ trong việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân.

Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí JAMA Network Open, trong năm 2021, một tỷ lệ đáng kể mắc COVID-19, có khả năng lên tới 60%, là những ca mắc không triệu chứng hoặc không có triệu chứng trong giai đoạn đầu của bệnh (presymptomatic transmission). Các nhà nghiên cứu cho rằng thậm chí con số này bây giờ có thể cao hơn do các báo cáo ban đầu cho thấy tỷ lệ lây nhiễm không triệu chứng do biến thể Omicron nhiều hơn so với số ca nhiễm các biến thể trước đó.

Người dân di chuyển trên đường phố ở New York, Mỹ ngày 23/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Người dân di chuyển trên đường phố ở New York, Mỹ ngày 23/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

   

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Auckland, New Zealand. Ảnh: AFP/TTXVN

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Auckland, New Zealand. Ảnh: AFP/TTXVN

New Zealand đang từng bước nới lỏng các biện pháp kiểm soát biên giới được áp đặt trước đó để phòng đại dịch COVID-19.

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern thông báo từ 11h59 ngày 31/7 tới, nước này sẽ mở cửa trở lại toàn bộ các cửa khẩu quốc tế cũng như đón các tàu du lịch cập cảng. Như vậy, New Zealand quyết định sẽ mở trở lại cửa khẩu sớm hơn 2 tháng so với kế hoạch được chính phủ đưa ra trước đó.

Phát biểu tại Auckland, bà Ardern cho biết việc mở lại biên giới sẽ giúp mở lại ngành du lịch, giải quyết tình trạng thiếu lao động cũng như vấn đề nhập cư. Theo Thủ tướng Ardern, chính phủ đang xây dựng kế hoạch nhằm đảm bảo cho sự phát triển kinh tế của New Zealand.