Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Thọ Xuân,Thanh Hóa: Quê hương cách mạng bên dòng sông Chu

(Dân sinh) - Cách đây hơn 90 năm (22/7/1930 - 22/7/2020), tại nhà ông Lê Văn Sỹ, làng Yên Trường, xã Thọ Lập (Thọ Xuân, Thanh Hóa), nơi diễn ra hội nghị thành lập Chi bộ Yên Trường - Một trong 3 chi bộ đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa với 7 đảng viên. Từ “ngọn cờ” phong trào cách mạng ở Thọ Xuân, là nền tẳng góp phần để thành lập nên Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa tại Yên Trường - Thọ Lập, ngày 29/7/1930.

Vùng đất có truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng

Ngày 22/7/1930, tại nhà ông Lê Văn Sỹ, làng Yên Trường (Thọ Lập, Thọ Xuân) dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Doãn Chấp, hội nghị thành lập chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của huyện Thọ Xuân được tiến hành, tham dự hội nghị có 7 đảng viên: Lê Văn Sỹ, Lưu Xuân Ngoạn, Trịnh Quang Lịch, Lê Văn Sỵ, Lê Đình Dương, Trịnh Khiếu, Nguyễn Văn Phúc. Ông Lê Văn Sỹ được cử làm Bí thư chi bộ. Hội nghị đã thảo luận và đề ra nhiệm vụ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, lựa chọn kết nạp đảng viên, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng, xây dựng tổ chức nông hội đỏ, phát triển đấu tranh chống áp bức bóc lột. Ngày 29/7/1930, Hội nghị thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa do ông Nguyễn Doãn Chấp chủ trì đã diễn ra tại nhà ông Lê Văn Sỹ, làng Yên Trường (xã Thọ Lập). Hội nghị đã quyết định nhiều chủ trương đối với phong trào cách mạng trong tỉnh. Sự ra đời của Chi bộ Đảng Thọ Xuân - chi bộ Cộng sản thứ 3 trong tỉnh, không chỉ minh chứng cho sự phát triển của các chi bộ Đảng trong tỉnh, mà còn là tiền đề quan trọng cho sự ra đời Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa ngày 29/7/1930.

Trong các giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, Đảng bộ và Nhân dân huyện Thọ Xuân cùng cả nước thực hiện nhiệm vụ vừa kháng chiến vừa kiến quốc, động viên hàng chục ngàn người con ưu tú tham gia bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến chiến đấu và phục vụ chiến đấu ở khắp các chiến trường. Không chỉ huy động sức người, sức của cho tiền tuyến, Nhân dân Thọ Xuân còn xây dựng hậu phương kháng chiến vững chắc, tổ chức "Tuần lễ đồng", "Tuần lễ vàng" và các phong trào quyên góp lương thực, thực phẩm cho tiền tuyến, bố trí các công binh xưởng, các đơn vị kinh tế, các cơ quan Đảng, Nhà nước sơ tán về và tổ chức đón tiếp, nuôi dưỡng thương binh… Những đóng góp to lớn đó của Đảng bộ và nhân dân Thọ Xuân trong suốt 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp đã góp phần tích cực quan trọng cùng cả nước làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

Hơn 20 năm thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược, trong điều kiện vô vàn khó khăn, thử thách, Thọ Xuân vẫn luôn là điểm sáng được tỉnh và Trung ương chọn mở các hội nghị tổng kết các điển hình tiên tiến, phát động các phong trào thi đua yêu nước như phong trào "Thanh niên ba sẵn sàng", "Phụ nữ ba đảm đang", phong trào "Năm tấn thắng Mỹ"… Trong điều kiện vừa cải tạo và xây dựng CNXH vừa chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Thọ Xuân là địa phương khởi xướng nhiều cách làm sáng tạo, xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực được cả nước tìm hiểu, nghiên cứu học tập, được Bác Hồ gửi thư khen, như: Tấm gương xây dựng tổ đổi công của Anh hùng Lao động Trịnh Xuân Bái (năm 1958), gương xây dựng Hợp tác xã nông nghiệp và kỹ thuật thâm canh lúa của Anh hùng Lao động Lê Trọng Đồng (năm 1967). 

Thọ Xuân (Thanh Hóa): Quê hương cách mạng bên dòng sông Chu - Ảnh 1.

Bí Thư tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến cùng Lãnh đạo huyện Thọ Xuân tại Khu di tích lịch sử Yên Trường dịp kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa.

Thọ Xuân có vinh dự là huyện đầu tiên đạt năng suất 5 tấn/ha và liên tục nhiều năm dẫn đầu toàn tỉnh và toàn miền Bắc về năng suất lúa, điển hình là 2 Hợp tác xã Thắng Lợi (Xuân Thành) và Đông Phương Hồng (Thọ Hải) được Bác Hồ gửi thư khen ngợi (ngày 2/3/1966) và được đi báo cáo điển hình toàn miền Bắc, được Bí thư thứ nhất Lê Duẩn (tháng 6/1962), Thủ tướng Phạm Văn Đồng (cuối năm 1966) và Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị (tháng 4/1966) vào thăm. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Thọ Xuân tiếp tục là địa phương tổ chức tiếp nhận, nuôi dưỡng dạy dỗ nhiều con em của các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và của nước Lào anh em.

Sức sống mới ở chiếc nôi cách mạng

Không chỉ được xem là cái nôi cách mạng, trong giai đoạn 1975 - 1985, Thọ Xuân được Trung ương chọn làm điểm xây dựng huyện thành pháo đài. Mười năm xây dựng cấp huyện theo chỉ đạo của Trung ương, Đảng bộ và Nhân dân Thọ Xuân đã có nhiều thành tích trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, huyện Thọ Xuân đã vinh dự được đón Tổng Bí thư Lê Duẩn, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh cùng nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào thăm và làm việc, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng tặng cờ Đảng bộ huyện đạt trong sạch vững mạnh 02 năm 1980 - 1981, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba và được phong tặng danh hiệu đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. 

Bước vào thời kỳ đổi mới (1986 - 2020), cùng với triển khai thực hiện sáng tạo chủ trương của Đảng, Thọ Xuân tiếp tục có nhiều bước đi mới, cách làm sáng tạo, hiệu quả, được các ngành Trung ương và tỉnh đánh giá cao, các huyện bạn, tỉnh bạn về Thọ Xuân thăm quan, trao đổi, học tập kinh nghiệm. Đó là kinh nghiệm về phong trào thâm canh cây trồng, vật nuôi năng suất cao, về đổi điền dồn thửa, về xây dựng mô hình hợp tác xã kiểu mới, về chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo ra mô hình liên kết công - nông - trí thức, mô hình về xây dựng cánh đồng thu nhập 50 triệu đồng/ha/năm trở lên.

Cơ sở hạ tầng của huyện Thọ Xuân được đầu tư khang trang.

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ huyện Thọ Xuân đã phát huy sức mạnh đoàn kết, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp Nhân dân; đổi mới, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm, tập trung lãnh đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. 

Nhờ vậy, Thọ Xuân đã đạt được những kết quả khá nổi bật và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; tạo nên diện mạo mới, sức sống mới. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có bước phát triển vượt bậc, nhiều công trình trọng điểm của Trung ương, của tỉnh và của huyện trên địa bàn đã khánh thành và đưa vào sử dụng, như: dự án mở rộng Cảng hàng không Thọ Xuân; đường từ Cảng hàng không Thọ Xuân đi Nghi Sơn; khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lam Sơn - Sao Vàng; nhà máy nước sạch đô thị Lam Sơn - Sao Vàng; cơ sở giầy da Xuân Bái, các nhà máy may xuất khẩu Thọ Nguyên, Thọ Hải, Xuân Lai… tạo việc làm và thu nhập cho một số lượng lớn lao động trên địa bàn.

"Phát huy truyền thống quê hương cách mạng, kế thừa những thành quả và kinh nghiệm trong những giai đoạn cách mạng đã qua, Đảng bộ và nhân dân Thọ Xuân vững bước trên con đường đổi mới với khát vọng vì một Thọ Xuân giàu đẹp, văn minh. Phấn đấu đến năm 2030, đưa Thọ Xuân trở thành thị xã".

Ông Phạm Mai Anh, Phó Bí thư Huyện ủy Thọ Xuân phấn khởi: