Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên đối với sĩ quan

Theo Điều 3 Thông tư 224/2017/TT-BQP quy định về chế độ phụ cấp thâm niên. Theo đó, thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên đối với sĩ quan như sau.

infographic 6 (3)

Lưu ý: Thời gian không được tính hưởng phụ cấp thâm niên

+ Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử; thời gian chấp hành hình phạt tù giam; thời gian đào ngũ;

+ Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

+ Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Ví dụ: Đồng chí P, tháng 7/1982 được Quân đội tuyển dụng công nhân quốc phòng. Tính đến ngày 01/7/2016, đồng chí công nhân quốc phòng P có thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên như sau:

Thời gian là công nhân quốc phòng từ tháng 7/1982 đến hết tháng 6/2016 là 34 năm.

Như vậy, ngày 01/7/2016 đồng chí công nhân quốc phòng P có thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên là 34 năm và được hưởng phụ cấp thâm niên với tỷ lệ là 34%.

Empty

Theo Điểm a khoản 8 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP

Hệ số lương = Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức + Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng.

Mức lương cơ sở hiện hành là 1.490.000 đồng/tháng (theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP)

Mức lương cơ sở từ 01/07/2023 là 1.800.000 đồng/tháng (theo Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023)

Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng: Sau 5 năm (đủ 60 tháng) tại ngũ hoặc làm việc liên tục trong ngành cơ yếu, hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm thì được tính 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);

Từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.