Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Thu nhập “khủng” bằng “nghề” ăn xin tại Dubai

(Dân sinh) - Dubai ở (UAE) là thành phố giàu có nhất Trung Đông, nổi tiếng với cuộc sống sang chảnh bậc nhất thế giới. Nhiều người từ các quốc gia khác nhau kéo đến Dubai hành “nghề” ăn xin với thu nhập “khủng”.

Zing đưa tin, Dubai ở (UAE) là thành phố giàu có nhất Trung Đông, nổi tiếng với cuộc sống sang chảnh bậc nhất thế giới. Tại đây, bạn dễ dàng bắt gặp những siêu xe đắt tiền hay các tòa nhà chọc trời độc đáo. Đây cũng là nơi có nhiều triệu phú thế giới sinh sống. Tuy nhiên, đằng sau cuộc sống xa hoa, nơi đây cũng có nhiều người ăn xin trên khắp đường phố.

Thu nhập “khủng” bằng “nghề” ăn xin tại Dubai - Ảnh 1.

Hồi tháng 4/2016, cảnh sát Dubai phát hiện một ăn mày kiếm được trung bình 2.450 USD/ngày. Điều đó có nghĩa là người ăn xin này bỏ vào tài khoản ngân hàng tới 73.500 USD/tháng và 900.000 USD/năm. Ảnh: The National.

Được biết khi có visa du lịch, những người từ Trung Đông hay một số quốc gia châu Á khác kéo tới Dubai, với hy vọng kiếm tiền nhanh và dễ dàng. Hầu hết nhóm này đến từ những quốc gia đang bị chiến tranh tàn phá như Libya, Syria, Iraq, Palestine hay Pakistan.

Hồi tháng 4/2016, cảnh sát Dubai phát hiện một ăn mày kiếm được trung bình 2.450 USD/ngày. Điều đó có nghĩa là người ăn xin này bỏ vào tài khoản ngân hàng tới 73.500 USD/tháng và 900.000 USD/năm.

Theo Đời sống & Pháp luật, những người ăn xin thường được thấy ở tàu điện ngầm hay bến xe bus, nhóm người này đều có bề ngoài sáng sủa, ăn mặc chỉnh tề và thậm chí đưa gia đình đi theo. Họ tiếp cận mọi người ở mọi nơi, từ trên phố, bãi đỗ xe, hay thậm chí khu dân cư và sẵn sàng tỏ thái độ nếu nhận được 1-2 USD.

Thu nhập “khủng” bằng “nghề” ăn xin tại Dubai - Ảnh 2.

Đại úy Abdullah Al Shehhi, Phó giám đốc bộ phận tội phạm mạng của Cảnh sát Dubai, cho biết ăn xin qua các kênh trực tuyến có thể bị phạt tù hoặc phạt tiền. Ảnh: AI Bawaba.

Theo Khaleej Times, hồi tháng 7 năm nay cảnh sát Dubai đã bắt giữ một nữ ăn mày kiếm được tới 50.000 USD chỉ trong vỏn vẹn 17 ngày. Cũng trong thời điểm đó, nhà chức trách bắt giữ tổng cộng 128 ăn mày, bao gồm 108 người nước ngoài.

Người ăn xin ở Dubai thường kiếm được nhiều tiền hơn vào ngày thứ 6. Họ tới đứng trước các nhà thờ Hồi giáo, đánh vào tâm lý của những người vừa đi lễ về để xin tiền. Tại đây, sự bố thí (hay còn gọi là Zakat) là một trong 5 bổn phận của người theo đạo. Do đó, hầu hết người dân ở Dubai luôn sẵn sàng chi tiền cho người ăn xin.

Có những người ăn xin còn ăn mặc khá chỉnh tề, thậm chí đưa cả gia đình đi theo. Ngoài nhà thờ Hồi giáo, họ còn tập trung ăn xin ở bãi đỗ xe, trên đường phố hay các khu dân cư.

Thu nhập “khủng” bằng “nghề” ăn xin tại Dubai - Ảnh 3.

Tại đây, sự bố thí (hay còn gọi là Zakat) là một trong 5 bổn phận của người theo đạo. Do đó, hầu hết người dân ở Dubai luôn sẵn sàng chi tiền cho người ăn xin. Ảnh: Pinterest.

Hồi tháng 6/2016, một chàng trai 16 tuổi đến từ Tứ Xuyên (Trung Quốc) đã lẻn vào bên trong máy bay của hãng Emirates Airlines và đi lậu từ Thượng Hải đến Dubai. Cậu ta khai với cảnh sát rằng đến Dubai để "khởi nghiệp ăn xin".

Vào năm 2010, một người ăn xin đến từ châu Á khác cũng bị bắt ở Dubai khi đang cư trú tại một khách sạn 5 sao.

Sau rất nhiều vụ can thiệp của cảnh sát đối với tình trạng ăn xin vô tội vạ tại Dubai, số người ăn xin đã giảm dần theo các năm. Vào năm 2015, số người ăn xin ở Dubai bị bắt là 1.405 người, năm 2016 là 1.021 người, con số này trong năm 2017 giảm còn 653 người và đến năm 2018 chỉ còn 243 người ăn xin bị bắt.

Cảnh sát Dubai khuyến cáo người dân không nên bố thí cho người ăn xin và cần báo cáo những hoạt động xin tiền cho chính quyền. "Những người thực sự cần giúp đỡ có thể tìm đến các tổ chức từ thiện", một cảnh sát nói.