Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Thừa Thiên Huế đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn ưu đãi hỗ trợ tạo việc làm

Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đẩy mạnh rà soát nhu cầu vay vốn, giải ngân kịp thời cho người dân có nhu cầu.

Nguồn tín dụng ưu đãi theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ đã giúp nhiều người dân tại Thừa Thiên Huế phục hồi sản xuất kinh doanh, tạo việc làm

Nguồn tín dụng ưu đãi theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ đã giúp nhiều người dân tại Thừa Thiên Huế phục hồi sản xuất kinh doanh, tạo việc làm

Do tác động của dịch Covid-19, nhiều chủ hộ sản xuất kinh doanh, người lao động tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế gặp rất nhiều khó khăn để duy trì công việc, thu nhập bảo đảm đời sống. Do đó, khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có thực hiện các chính sách cho vay ưu đãi qua Ngân hàng Chính sách xã hội, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương kịp thời triển khai, qua đó giúp người dân vượt qua giai đoạn khó khăn, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh. Bà Nguyễn Thị Hồng Loan (thôn Kim Đôi, xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, chủ cơ sở sản xuất mỳ sợi) là một trong những trường hợp đã được vay nguồn ưu đãi này. 

Được biết, trước khi xảy ra đại dịch Covid-19, cơ sở của bà Loan làm ăn tương đối ổn định, tạo công ăn việc làm cho một số lao động địa phương. Tuy nhiên, từ khi dịch bệnh bùng phát và diễn biến phức tạp, Covid-19 đã gây ảnh không nhỏ đến công việc và thu nhập, sản xuất bị đình trệ, nguồn vốn ngày càng bị thất thoát, máy móc, trang thiết bị xuống cấp, không đủ vốn để tái đầu tư. Trong lúc đang gặp vô vàn khó khăn về nguồn vốn để tái đầu tư, bà Loan biết được thông tin về gói ưu đãi cho vay hỗ trợ tạo việc, duy trì và mở rộng việc làm. Thông qua ủy thác Hội nông dân xã Quảng Thành, hộ bà Loan được Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Quảng Điền cho vay 50 triệu đồng để đầu tư, mua sắm, sữa chữa máy móc, trang thiết bị để phục hồi sản xuất. Đến nay, cơ sở sản xuất mì sợi của hộ bà Loan đã hoạt động ổn định trở lại, qua đó tạo việc làm và thu nhập cho 7 lao động tại địa phương.

Một trường hợp khác được vay vốn ưu đãi theo Nghị quyết số 11/NQ-CP là hộ bà Nguyễn Thị Bình (thôn Quán Hòa, xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền). Với số tiền 50 triệu đồng từ Chương trình hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm vay từ NHCSXH huyện Quảng Điền, gia đình bà Bình đã cải tạo 20.000m2 hồ tôm và sắm sửa ngư lưới cụ để khai thác nguồn lợi thủy sản, nâng cao thu nhập cho gia đình, ổn định đời sống sau dịch Covid-19.

Cán bộ NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên truyền các gói tín dụng ưu đãi đến người dân trên địa bàn

Cán bộ NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên truyền các gói tín dụng ưu đãi đến người dân trên địa bàn

Ông Nguyễn Hoàng Anh Tuấn - Phó Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, nhằm kịp thời triển khai Nghị quyết số 11/NQ-CP và chỉ đạo của Tổng Giám đốc NHCSXH, Chi nhánh đã tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh ban hành các văn bản về việc rà soát nhu cầu vốn tín dụng chính sách; các văn bản chỉ đạo thực hiện Nghị Quyết số 11/NQ-CP và văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện. Đơn vị đã phối hợp với các Sở LĐ-TB&XH, Sở Xây dựng, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Dân tộc tỉnh, các ban ngành liên quan và chính quyền địa phương chỉ đạo, thực hiện rà soát nhu cầu vay vốn trên địa bàn. 

NHCSXH cấp tỉnh, huyện phối hợp Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, tổ chức chính trị- xã hội các cấp, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách cho vay các chương trình tín dụng chính sách theo Nghị quyết số 11/NQ-CP và Nghị định số 36/2022/NĐ-CP của Chính phủ đến các cấp, ngành và thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo cho vay đúng đối tượng, sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả.

Tổng nguồn vốn cho vay theo Nghị quyết số 11/NQ-CP mà Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế được giao năm 2022 là 259,670 tỷ đồng và đơn vị đã triển khai giải ngân kể từ ngày 27/4/2022. Tính đến ngày 26/10/2022, Thừa Thiên Huế đã thực hiện giải ngân được 218,8 tỷ đồng cho 3.893 khách hàng, hoàn thành 84,2% kế hoạch được giao, trong đó: Cho vay hỗ trợ tạo việc, duy trì và mở rộng việc làm là 100 tỷ đồng, góp phần giải quyết tạo việc làm cho 2.000 lao động; cho vay học sinh, sinh viên mua máy tính, thiết bị phục vụ học trực tuyến 15,5 tỷ đồng để mua 1.550 máy tính và thiết bị học trực tuyến; cho vay mua, thuê mua nhà ở xã hội là 99,5 tỷ đồng, với 245 khách hàng; cho vay cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 là 720 triệu đồng, với 9 cơ sở được hỗ trợ; cho vay hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề và phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị là 2,92 tỷ đồng, hỗ trợ làm nhà ở cho 73 hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Nguồn vốn ưu đãi giúp người dân phát triển mô hình sinh kế, ổn định đời sống sau đại dịch Covid-19

Nguồn vốn ưu đãi giúp người dân phát triển mô hình sinh kế, ổn định đời sống sau đại dịch Covid-19

Có thể nói, với việc tỉnh Thừa Thiên Huế kịp thời triển khai chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, nguồn vốn đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần tháo gỡ khó khăn, tạo động lực cho người dân phát triển sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu nhập cho gia đình, bảo đảm an sinh xã hội.

Empty
Nguồn tín dụng ưu đã cũng giúp nhiều hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại Thừa Thiên Huế có tiền xây dựng nhà ở, ổn định cuộc sống

Nguồn tín dụng ưu đã cũng giúp nhiều hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại Thừa Thiên Huế có tiền xây dựng nhà ở, ổn định cuộc sống