Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Thừa Thiên Huế, Quảng Trị khẩn trương xử lý các điểm sạt lở bờ biển, đường mòn

Các lực lượng chức năng cùng phương tiện, máy móc đã được huy động để khắc phục các điểm sạt lở nằm dọc tuyến bờ biển, đường bộ trên địa bàn 2 tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị.

Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ và người dân được huy động đắp đê chắn sóng, ngăn biển xâm thực tại xã Phú Thuận, Phú Vang, Thừa Thiên Huế

Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ và người dân được huy động đắp đê chắn sóng, ngăn biển xâm thực tại xã Phú Thuận, Phú Vang, Thừa Thiên Huế

Sáng 11/10, hơn 150 cán bộ chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế cùng cán bộ, nhân dân địa phương đã được huy động để ứng phó tình hình sạt lở bờ biển nghiêm trọng tại thôn An Dương 1, xã Phú Thuận (Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế). Hai máy xúc cũng đã được huy động để hỗ trợ công tác khắc phục sạt lở, hạn chế biển xâm thực. 

Biện pháp khắc phục trước mắt là sử dụng bao tải đựng cát, đắp tạo thành đê chắn sóng tạm thời. Hàng ngàn bao cát đã được cán bộ, chiến sĩ và người dân khẩn trương xúc đầy, cột miệng và vận chuyển ra đặt dọc theo mép song. 

Trung úy Nguyễn Văn Quỳnh - Đội vũ trang, Đồn Biên phòng cửa khẩu Thuận An cho biết, lực lượng bộ đội biên phòng nói riêng và quân đội nói chung xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, có ý ngĩa quan trọng để giúp đỡ bà con nhân dân phòng chống thiên tai, trước trong và sau bão. 

Dùng máy xúc để tạo các bao tải cát lớn, ngăn sóng hiệu quả hơn

Dùng máy xúc để tạo các bao tải cát lớn, ngăn sóng hiệu quả hơn

Xã Phú Thuận có tổng chiểu dài bờ biển khoảng 5,2km. Những năm gần đây, tình hình sạt lở, xâm thực bờ biển ở đây diễn ra rất nghiêm trọng, ăn sâu vào đất liền từ 10 đến 30m. Cứ sau mỗi đợt mưa bão, thực trạng biển xâm thực tại Phú Thuận lại diễn ra, gây ảnh hưởng đến đời sống người dân địa phương. Sau Sau cơn bão số số 4 (Noru) vừa qua, bờ biển ở khu vực này tiếp tục bị sạt gần 500m, sâu vào đất liền gần 10m, nhất là đoạn bờ biển tại thô An Dương 1 tiếp tục sạt lở nghiêm trọng, ăn sâu vào đất liền hơn 15m và kéo dài 400m. Hơn 200 hộ dân thôn An Dương 1 đối mặt nguy cơ mất đất, nhà cửa, nhiều diện tích rừng phòng hộ bị biển “nuốt chửng”.

Bà Nguyễn Thị Oanh - Phó Chủ tịch UBND xã Phú Thuận, thực trạng sạt lở bờ biển tại địa phương đe doạ đến đời sồng về lâu dài ảnh. Trước tình đó, xã đã huy động bà con, cán bộ địa phương, lực lượng công an, dân quân tự vệ xã và hai đồn biên phòng là Hải đội 2, Đồn Biên phòng cửa khẩu Thuận An cùng chung tay gia cố bờ biển, gia cố đê bao, đắp hàng nghìn bao cát tại các vị trí xâm thực nhằm đảm bảo tính mạng, tài sản của người dân.

Empty
Cán bộ, chiến sĩ khẩn trương tham gia khắc phục hậu qủa thiên tai

Cán bộ, chiến sĩ khẩn trương tham gia khắc phục hậu qủa thiên tai

Không chỉ ở Phú Thuận, thực trạng sạt lở bờ biển tại tỉnh Thừa Thiên Huế diễn ra rất phức tạp trong một thời gian dài, hiện có hơn 12,4 km bờ biển trong tổng số 128 km bờ biển của địa phương này bị sạt lở nghiêm trọng. Theo thống kê, tình trạng sạt lở bờ biển, biển xâm thực tại Thừa Thiên Huế có thể đe dọa đến tính mạng và tài sản của khoảng 2.150 hộ dân sống trực tiếp gần bờ biển.

Không khí khẩn trương

Không khí khẩn trương

Trong những năm qua, bằng nguồn vốn của Trung ương và địa phương, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đầu tư xây dựng các công trình kè chống xói lở bờ biển với chiều dài hơn 6 km với kinh phí khoảng 600 tỷ đồng. Các công trình này đã và đang mang lại hiệu quả chống sạt lở bờ biển, đảm bảo đời sống người dân. Tỉnh cũng đang tiếp tục thực hiện các dự án nhằm xử lý chống bồi lấp cửa biển, trồng thêm rừng phòng hộ ven biển, rừng ngập mặn để ứng phó với biển đổi khí hậu, biển xâm thực.

Xử lý đất, đá tràn ra mặt đường Quốc lộ 49B

Xử lý đất, đá tràn ra mặt đường Quốc lộ 49B

Cũng tại Thừa Thiên Huế, trao đổi với phóng viên, lãnh đạo Công ty CP Đường bộ 1 Thừa Thiên Huế cho biết, đơn vị đã huy động lực lượng, máy móc khơi thông cống rãnh, hốt dọn đất đá tràn mặt đường Quốc lộ 49B, đoạn qua huyện Phú Lộc. Trước đó, do ảnh hưởng của đợt mưa lũ kéo dài vừa qua, nhiều vị trí từ Km100+500 đến Km102 trên tuyến Quốc lộ 49B bị đất, đá trên cao tràn ra mặt đường; nước chảy xiết, xói sâu vào 2 bên lề đường; đất đá trôi vào làm tắc các cống, rảnh dọc con đường, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, sự an toà của công trình bị đe doạ.

Khẩn trương xử lý sạt trượt, thông xe trên đường mòn Hồ Chí Minh nhánh Tây

Chiều 11/10, ông Nguyễn Trung Thông - Trưởng văn phòng Quản lý đường bộ II.4 (Khu Quản lý đường bộ II - Cục Đường bộ Việt Nam) cho biết, các lực lượng và máy móc, phương tiện đã được đơn vị huy động để xử lý điểm sạt trượt, khẩn trương thông xe cơ bản tại tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, đoạn qua thôn Cợp, xã Hướng Lập (Hướng Hoá, Quảng Trị). 

Trước đó vào lúc khoảng 7h sáng cùng ngày, tại Km 169+100 đường HCM nhánh Tây, đoạn qua thôn Cợp đã bị sạt lở nghiêm trọng, hàng nghìn m3 đất đá ở taluy dương đổ ập xuống mặt đường với chiều dài khoảng 60m, rộng 20m, cao 6m. Vụ việc gây tắc đường từ xã Hướng Lập ra hướng tỉnh Quảng Bình.

Ông Thông cho biết, sau khi xảy ra sạt lở, đơn vị nhanh chóng bố trí đặt biển cảnh báo an toàn giao thông. Đồng thời, huy động máy móc phương tiện đến hiện trường xử lý đất đá tràn ra mặt đường để sớm thông xe một vệt, trước mắt là thông xe tải và xe 7 chỗ.

“Theo nguyên tắc khắc phục sạt lở do mưa lũ sẽ là thông xe bước một. Hiện nay anh em vừa làm vừa phải rất chú ý an toàn vì nguy cơ đất đá từ trên cao vẫn có thể sạt trượt xuống do đã ngấm no nước. Trong chiều nay (11/10), chúng tôi sẽ cố gắng thông xe một vệt, bảo đảm giao thông trên tuyến thông suốt”, ông Thông cho biết thêm.

Sạt trượt ta luy dương, đất, đá tràn ra mặt đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, đoạn qua thôn Cợp, xã Hướng Lập, Hướng Hoá, Quảng Trị

Sạt trượt ta luy dương, đất, đá tràn ra mặt đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, đoạn qua thôn Cợp, xã Hướng Lập, Hướng Hoá, Quảng Trị

Trong khi đó, theo ông Đặng Trọng Vân - Chủ tịch UBND xã Hướng Hoá (Quảng Trị), do điểm sạt trượt nằm ở vị trí giáp danh giữa 2 tỉnh Quảng Trị và Quảng Bình, nên không ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người dân địa phương. Tuy nhiên, huyện Hướng Hoá cũng đã chỉ đạo xã Hướng Lập phối hợp với các lực lượng chức năng tiếp tục theo dõi tình hình diễn biến của thời tiết, có các biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho người dân; tuyên truyền, cảnh báo người dân về các điểm nguy hiểm, có nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ quét để người dân được biết, phòng tránh.