Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Tiếp tục đổi mới tiếp xúc cử tri với tinh thần luôn đối thoại, lắng nghe

(Dân sinh) - "Hai bên tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động phối hợp thường xuyên: Tiếp tục chỉ đạo việc đổi mới hình thức tổ chức, nội dung, đối tượng tiếp xúc cử tri để thu hút rộng rãi, đông đảo cử tri tham gia với tinh thần luôn đối thoại, lắng nghe, học hỏi, tiếp thu ý kiến, giải quyết khó khăn, vướng mắc và yêu cầu chính đáng của nhân dân; tin dân và tôn trọng dân", Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói.

 
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cơ bản thống nhất với trọng tâm công tác phối hợp đã đề ra và đề nghị quan tâm 6 vấn đề nổi bật.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cơ bản thống nhất với trọng tâm công tác phối hợp đã đề ra và đề nghị quan tâm 6 vấn đề nổi bật.

Chiều 20/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị liên tịch thượng niên tổng kết công tác phối hợp năm 2021 và trọng tâm phối hợp năm 2022.

Đổi mới về nội dung và hình thức phối hợp

Tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị trong năm 2022, trong công tác xây dựng pháp luật tiếp tục phát huy tinh thần của Chủ tịch Quốc hội thường xuyên quán triệt “chuẩn bị từ sớm, từ xa”, từ đó phát huy vai trò của các Hội đồng tư vấn trong phản biện, góp ý, xây dựng pháp luật theo đúng tinh thần Quyết định 217, 218 của Bộ Chính trị.

Ông Mẫn nhấn mạnh, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần chú trọng phát huy vai trò của các tổ chức thành viên và hơn 100.000 Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư để tăng cường nắm bắt tình hình nhân dân kịp thời, sâu sắc hơn, để nghe dân nói, nói dân nghe và phát huy tinh thần dân biết, dân bàn, dân kiểm tra.

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến cũng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội ủng hộ việc xây dựng dự án Luật Giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến cũng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội ủng hộ việc xây dựng dự án Luật Giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội

Xuất phát từ thực tế triển khai nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến đề nghị Chủ tịch Quốc hội quan tâm, chỉ đạo, ủng hộ thông qua Đề án quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; cơ cấu, vị trí, chức năng, chế độ chính sách của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị.

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến cũng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội ủng hộ việc xây dựng dự án Luật Giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội;

Trước mắt, ủng hộ nghiên cứu, sửa đổi bổ sung hoặc ban hành Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết các hình thức giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam; đề nghị giữ nguyên chế định thanh tra nhân dân trong luật thanh tra đến khi ban hành Luật Giám sát, phản biện xã hội được chấp thuận thông qua.

4

6 vấn đề quan tâm trong công tác phối hợp

Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ghi nhận và đánh giá cao Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên đã ngày càng khẳng định vai trò quan trọng là tổ chức đại diện của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống chính trị ở nước ta.

Thời gian qua, Mặt trận đã có nhiều hoạt động phong phú, thiết thực, góp phần củng cố, mở rộng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự đồng thuận xã hội; chú trọng các công tác tôn giáo, dân tộc; tuyên truyền, động viên nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, tích cực phòng, chống dịch COVID-19, ủng hộ Quỹ Vaccine phòng, chống dịch,…

Khẳng định công tác phối hợp giữa Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Ủy ban Thường vụ Quốc hội không ngừng được quan tâm, củng cố, tăng cường; nhất là từ khi Quy chế phối hợp được ban hành năm 2003, sau đó tổng kết 15 năm thực hiện để sửa đổi, ban hành thay thế năm 2018 đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc để hai bên triển khai hiệu quả, nghiêm túc, thực chất, các lĩnh vực, nội dung cam kết phối hợp công tác.

Empty

Nhấn mạnh, trong bối cảnh khó khăn, thách thức vô cùng to lớn của năm 2021, sự phối hợp giữa hai cơ quan lại càng được đẩy mạnh, chặt chẽ, thường xuyên góp phần tích cực trong việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để vượt qua thách thức, kịp thời giải quyết những việc mới, việc khó, việc chưa từng có tiền lệ.

Trong bối cảnh năm 2022 có rất nhiều việc đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả hơn nữa giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch UBTWMTTQVN, Chủ tịch Quốc hội cơ bản thống nhất với trọng tâm công tác phối hợp đã đề ra và đề nghị quan tâm một số vấn đề sau đây:

Một là, tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong việc củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy dân chủ trong xã hội, phát huy mọi khả năng sáng tạo của nhân dân để đẩy nhanh quá trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội

Hai là, tiếp tục phát huy vai trò của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, các Hội đồng tư vấn của Mặt trận trong việc tham gia xây dựng pháp luật và phản biện xã hội.

Ba là, trong năm 2022, Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ tiến hành giám sát nhiều vấn đề quan trọng.

Bốn là, hai bên tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động phối hợp thường xuyên. Tăng cường trao đổi thông tin về chương trình và kết quả công tác

Năm là, đề nghị nghiên cứu, rà soát Quy chế phối hợp giữa hai cơ quan để chuẩn bị sang năm có thể sơ kết 5 năm thực hiện, sửa đổi những vấn đề nếu xét thấy cần thiết cho phù hợp với tình hình mới.

Sáu là, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQVN tăng cường phối hợp chặt chẽ, nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, tham mưu; chủ động đề xuất các chương trình cụ thể nhằm đa dạng hóa các hoạt động phối hợp công tác.