Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Tọa đàm về giá nước sinh hoạt

(Dân sinh) - Sáng 28/11, tọa đàm về "Giá nước sinh hoạt" nhằm cung cấp cấp thông tin, tuyên truyền để xã hội và người tiêu dùng hiểu đúng và rõ hơn về ngành nước, các vấn đề liên quan đến giá nước đã diễn ra tại Hà Nội.

Tọa đàm về "Giá nước sinh hoạt" là một trong những sự kiện nằm trong chuỗi chương trình tọa đàm "Nước và cuộc sống" được tổ chức bởi Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam và Tạp chí Cấp thoát nước Việt Nam, nhằm tạo diễn đàn trao đổi thông tin thường xuyên giữa các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý, cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan báo chí, đóng góp tiếng nói tích cực trong công tác bảo vệ, khai thác, quản lý, sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước - môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. 

Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Tạp chí Cấp thoát nước Việt Nam phối hợp tổ chức: Tọa đàm về Giá nước sinh hoạt  - Ảnh 1.

Nước là mặt hàng đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, sức khỏe của hàng triệu người dân. Vì vậy giá của mặt hàng đặc biệt ấy luôn là vấn đề "Nóng" được cả xã hội quan tâm. Xung quanh giá nước có rất nhiều vấn đề cần thảo luận.


Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Tạp chí Cấp thoát nước Việt Nam phối hợp tổ chức: Tọa đàm về Giá nước sinh hoạt  - Ảnh 3.

Toàn cảnh buổi tọa đàm về giá nước sinh hoạt.

Khai mạc Tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Cấp thoát nước Việt Nam khẳng định, nước sạch và cung cấp nước sạch đảm bảo an toàn đến người dân đang được xã hội quan tâm, trong đó, giá nước sạch được người dân quan tâm đặc biệt. 

Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Tạp chí Cấp thoát nước Việt Nam phối hợp tổ chức: Tọa đàm về Giá nước sinh hoạt  - Ảnh 4.

PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến chia sẻ 5 loại văn bản (Luật, nghị định. thông tư...) có liên quan đến giá nước sinh hoạt

Đồng thời, PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến cũng nhấn mạnh mục tiêu của buổi tọa đàm nhằm cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về giá nước sạch, các quy định pháp luật liên quan đến giá nước sạch, thẩm quyền định giá nước sinh hoạt, việc áp dụng các quy định vào cuộc sống… 

Chia sẻ về việc áp dụng, vận dụng các quy định về giá nước sinh hoạt tại mỗi địa phương hiện nay, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội Hội thẩm định giá Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho biết, về mặt pháp lý, quy định pháp luật về định giá bao gồm Nghị định 117 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung ứng nước sạch, Thông tư liên tich số 75 năm 2012 liên Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đi kèm có Thông tư 88 của Bộ Tài chính đã quy định rất chi tiết cụ thể về căn cứ cụ thể, phương pháp tính giá, quy trình phân cấp định giá…

Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Tạp chí Cấp thoát nước Việt Nam phối hợp tổ chức: Tọa đàm về Giá nước sinh hoạt  - Ảnh 5.

Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội Hội thẩm định giá Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính.

Theo ông Thỏa, tính đến nay đánh giá các Thông tư còn khá phù hợp, tuy nhiên trong thời gian tới sẽ phải có những chỉnh sửa để phù hợp với tình hình thực tế.

Ông Trần Đăng Quý, Chủ tịch Công ty cổ phần cấp nước Nam Định chia sẻ, hiện ngành nước đã cổ phần hóa, tại Công ty cổ phần cấp nước Nam Định, nhà nước chiếm 49,5% vốn, công ty có 3 cổ đông chiến lược. Trước đó, đơn vị là công ty TNHH MTV chỉ cần bảo toàn vốn, không làm thất thoát vốn của nhà nước, có thể không cần có lợi nhuận. Tuy nhiên, hiện doanh nghiệp đã cổ phần hóa trở thành công ty tư nhân, cần tối đa hóa lợi nhuận, vay vốn đầu tư cần trả lãi ngân hàng, trả cổ tức hàng năm cho các cổ đông. Do đó, doanh nghiệp cấp nước gặp nhiều khó khăn, ông Quý lấy ví dụ hiện doanh nghiệp cấp nước nếu lấy nước sông Đáy hiện ô nhiễm không thể xử lý, cần thay đổi nguồn nước, trong đó chi phí đường ống lớn, “nếu đường ống 40km giá phải 20.000 đồng mới có lãi”.

Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Tạp chí Cấp thoát nước Việt Nam phối hợp tổ chức: Tọa đàm về Giá nước sinh hoạt  - Ảnh 6.

Ông Trần Đăng Quý, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần cấp nước Nam Định.

Ông Qúy chia sẻ: “Chúng ta cần có cơ chế, chính sách phù hợp hơn để hài hòa lợi ích giữa 3 bên, doanh nghiệp, nhà nước và người dân". Bên cạnh đó, hầu như chúng ta chưa có tuyên truyền về các văn bản tính giá, khiến người dân chưa hiểu được cơ sở để tính giá, chi phí để hình thành giá tạo nên tranh cãi trong dư luận".

Thông qua buổi tọa đàm, xã hội sẽ có cái nhìn rõ hơn, khách quan hơn về các vấn đề liên quan đến giá nước sinh hoạt; các đơn vị sản xuất và cung cấp nước sạch thấu hiểu hơn những lo lắng của người tiêu thụ để tiếp tục phát huy và nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; các cơ quan quản lý nhà nước như: Bộ Xây dựng, Bộ tài chính, Chính quyền địa phương, các Bộ ban ngành có liên quan sẽ quan tâm hơn nữa tới lĩnh vực cấp nước, để thúc đẩy, hỗ trợ tối đa cho sự phát triển của ngành nước tại Việt Nam.