Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Toàn thế giới ghi nhận gần 280 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2

Đến 6h ngày 22/12 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 279.801.947 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 5.412.909 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 472.103 và 3.796 ca tử vong mới.

Theo TTXVN, số liệu từ trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 22/12 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 279.801.947 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 5.412.909 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 472.103 và 3.796 ca tử vong mới.

Số bệnh nhân bình phục đã đạt 250.003.994 người, 23.121.544 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 88.962 ca nguy kịch.

Trong 24 giờ qua, Pháp dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 104.611 ca; Italy đứng thứ hai với 54.762 ca; tiếp theo là Mỹ (40.458 ca). Nga đứng đầu về số ca tử vong mới, với 981 người chết trong ngày; tiếp theo là Ba Lan (269 ca) và Ukraine (268 ca tử vong). 

Nước Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 53.026.765 người, trong đó có 837.779 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 34.781.380 ca nhiễm, bao gồm 479.520 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 22.234.626 ca bệnh và 618.429 ca tử vong.   

Châu Á là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với trên 84 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Âu với 83,26 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận trên 63 triệu ca nhiễm, Nam Mỹ là trên 39,44 triệu ca, tiếp đến là châu Phi gần 9,54 triệu ca và châu Đại Dương trên 454.000 ca nhiễm.

VTV cũng đưa tin, Brazil hiện là điểm nóng dịch bệnh lớn thứ 3 thế giới với hơn 618.400 bệnh nhân COVID-19 không qua khỏi trong tổng số trên 22,2 triệu người nhiễm bệnh ở quốc gia này.

Dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại châu Âu. Ngày 25/12, Pháp ghi nhận số ca mắc mới theo ngày ở mức cao nhất từ khi dịch bùng phát với hơn 104.600 trường hợp. Giới chuyên gia cho rằng, số ca mắc tại Pháp sẽ tiếp tục gia tăng trong bối cảnh các gia đình tụ họp dịp lễ cuối năm và sự xuất hiện của biến thể Omicron. Hơn 76% dân số Pháp đã hoàn thành 2 mũi tiêm vaccine COVID-19. 

Trong khi đó, số bệnh nhân nhập viện cũng đã lên con số cao nhất trong 7 tháng qua, buộc Chính phủ nước này triệu tập cuộc họp khẩn cấp vào ngày 27/12.

Các chuyên gia dự báo, số ca mắc tại Pháp sẽ tiếp tục gia tăng. (Ảnh: AP)

Các chuyên gia dự báo, số ca mắc tại Pháp sẽ tiếp tục gia tăng. (Ảnh: AP)

 

Vương quốc Anh, số ca mắc mới trong 7 ngày qua đã tăng 48% so với một tuần trước đó, trong khi số người nhập viện và tử vong tăng ít hơn. Anh là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch COVID-19 ở châu Âu, với số ca tử vong do bệnh dịch này đã lên tới 147.857 người.

Bộ Y tế Italy đã cho phép những người 16 - 17 tuổi và trẻ vị thành niên có thể trạng yếu, nguy cơ nhiễm bệnh cao được tiêm mũi vaccine COVID-19 tăng cường. Quy định được áp dụng bắt đầu từ tuần sau. Ngoài ra, Cơ quan Quản lý dược phẩm Italy sẽ ra quyết định về việc tiêm mũi vaccine tăng cường đại trà cho trẻ em từ 12 - 15 tuổi vào cuối tháng 1/2022. Bên cạnh đó, Bộ Y tế Italy cũng đã điều chỉnh thời gian tối thiểu giữa lần tiêm mũi thứ 2 và liều tăng cường từ 5 tháng xuống còn 4 tháng.

Bộ Y tế Italy cũng đã quyết định những điều chỉnh trên khi dịch COVID-19 đang tiếp tục lây lan ở nước này. Theo báo cáo giám sát COVID-19 mới nhất của Viện Y tế quốc gia và Bộ Y tế Italy, tỷ lệ mắc COVID-19 đã tăng lên 351 ca/100.000 dân trong tuần từ ngày 17 - 23/12, so với 241 ca/100.000 dân của tuần trước đó.

Kết quả lấy mẫu ngẫu nhiên mới nhất của Bộ Y tế Thái Lan đối với các trường hợp mắc COVID-19 ở nước này cho thấy, khoảng 16% nhiễm biến thể Omicron. Trợ lý phát ngôn viên Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 (CCSA) Apisamai Srirangson cho biết, đã có 205 ca được xác nhận nhiễm biến thể Omicron tính đến ngày 24/12. Việc lấy mẫu ngẫu nhiên 874 ca mắc COVID-19 được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 20 - 23/12. Trong số này, 16,2% nhiễm biến thể Omicron, số còn lại là chủng Delta.

Trong số 874 ca nói trên, có 221 ca nhập cảnh theo chương trình "Xét nghiệm và Lên đường" (Test & Go) và hơn một nửa trong số đó (52,9%) được xác nhận nhiễm biến thể Omicron.

Số ca mắc COVID-19 mới tại Trung Quốc tăng cao. (Ảnh: AP)

Số ca mắc COVID-19 mới tại Trung Quốc tăng cao. (Ảnh: AP)

Ngày 25/12, Bộ Y tế Lào cho biết, trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 1.007 ca mắc mới COVID-19 tại 18 tỉnh, thành phố và 12 người tử vong do COVID-19, trong đó chỉ có 2 trường hợp là người nhập cảnh. Thủ đô Vientiane tiếp tục đứng đầu cả nước với 500 ca cộng đồng trong một ngày. Đến nay, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Lào hiện là 105.380 ca, trong đó có 317 người thiệt mạng.

Tại Trung Quốc, ngày 25/12, Ủy ban Y tế quốc gia (NHC) thông báo, Trung Quốc đại lục ghi nhận 140 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 25/12, trong đó 87 trường hợp lây nhiễm trong nước và 53 người nhập cảnh. Trong số ca lây nhiễm mới trong nước, 78 trường hợp ghi nhận tại tỉnh Sơn Tây, 5 ở Quảng Tây và 4 ở Vân Nam. Ngoài ra, có 24 ca nhiễm mới không triệu chứng, trong đó 20 trường hợp nhập cảnh. Không có thêm ca tử vong nào do COVID-19 tại Trung Quốc đại lục.

Tính đến ngày 25/12, Trung Quốc đại lục đã ghi nhận tổng cộng 100.871 ca mắc COVID-19, trong đó có 4.636 người tử vong.

Một hội đồng thuộc Bộ Y tế Nhật Bản vừa khuyến nghị cấp phép sử dụng thuốc kháng virus Molnupiravir do hãng dược Merck của Mỹ phát triển. Đây là một phần trong kế hoạch của Thủ tướng Kishida Fumio dự định triển khai trong năm 2022 để điều trị cho các bệnh nhân COVID-19. Nhật Bản đang đặt kỳ vọng lớn vào phương pháp điều trị với thuốc dạng uống này. Tháng 11, Chính phủ nước này đã nhất trí trả cho Merck khoảng 1,2 tỷ USD để mua 1,6 triệu liều thuốc Molnupiravir.